TRƯỜNG TRUNG CẤP DU LỊCH & KHÁCH SẠN
SAIGONTOURIST

Call 1800 558 827

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là nơi giao thoa văn hóa ẩm thực đa sắc màu của nhiều vùng miền, là sự kết hợp của nhiều hương vị khác nhau. Đó cũng là lý do khiến khách tham quan khi đến Sài Gòn bâng khuâng suy nghĩ không biết nên ăn gì ở Sài Gòn. Vậy thì cùng Trường Saigontourist khám phá thiên đường ẩm thực phong phú hội tụ đầy đủ hương vị 3 vùng miền trong danh sách 20 món ngon Sài Gòn khiến bạn mê đắm không thể cưỡng lại sau đây nhé!

Ăn gì ở sài gòn? Các món ngon nên thử

Cơm tấm Sài Gòn

Media\1_STHCHOME\FolderFunc\202411\Images/com-tam-sai-gon-20241114042636-e.png

Không biết từ bao giờ, món cơm sườn đã trở thành món ăn đặc trưng lâu đời của đất Sài Gòn. Là món ăn có thay thế bữa ăn chính trong ngày, cơm sườn lại là món ăn dành cho những người bận rộn nhưng vẫn giàu chất dinh dưỡng. Cơm tấm được chế biến từ gạo tấm, sườn được tẩm ướp theo hương vị đặc trưng, sau đó nướng trên lửa cho miếng thịt thấm đều hương vị, mềm từ bên trong lẫn bên ngoài, ăn kèm với cơm sườn là bì thịt, trứng ốp la, chả trứng,rau hoặc cải chua đủ chất xơ và chất đạm cho ngày dài làm việc mệt mỏi.

Đến Sài Gòn du lịch thì nhất định phải nhớ ngay đến cơm tấm. Một món ăn dễ dàng được bắt gặp ở mọi con hẻm, ngõ phố với mọi loại giá từ rẻ đến đắt đều đủ. Cơm tấm là bữa ăn sáng quen thuộc của người dân Sài Gòn. Đĩa cơm tấm “truyền thống” với sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la thường được chọn làm bữa ăn sáng phổ biến của người miền Nam, nhưng nay cơm tấm đã có ở một số quán ăn trưa, chiều hoặc cơm tấm khuya với nhiều loại thức ăn kèm vô cùng phong phú. Khi ăn cơm tấm, nhất định phải chan thêm nước mắm dù rằng thịt đã tròn vị nhưng nếu thiếu đi loại nước chan đặc biệt này, món ăn sẽ thiếu phần hấp dẫn. Bạn hãy thử ghé đến các địa chỉ này nhé:

Cơm tấm Phúc Lộc Thọ tại số 223 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phú, quận 7 và các chi nhánh khác tại Tp. Hồ Chí Minh.

Cơm tấm Bụi Sài Gòn tại 100 Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, quận 1.

Cơm tấm Ba Ghiền tại số 84 Đặng Văn Ngữ, phường 10, Quận Phú Nhuận.

Cơm Tấm Sườn Que tại số 371 Điện Biên Phủ, P. 25, Quận Bình Thạnh.

Bánh mì Sài Gòn

Media\1_STHCHOME\FolderFunc\202411\Images/banh-mi-sai-gon-20241114044258-e.png

Bánh mì du nhập vào Việt Nam vào những năm 1859 và xuất hiện đầu tiên tại Sài Gòn, sau đó được lan truyền nhiều ra các khu vực lân cận khác. Bánh mì thịt không chỉ nổi tiếng trong lãnh thổ Việt Nam mà còn xuất hiện trên bản đồ thế giới với danh xưng cũng mỹ miều vô cùng – là một trong “những món ăn đường phố ngon nhất thế giới”. Quả thật vậy, món bánh mì kẹp thịt, hoặc kẹp chả, những tưởng bình dị lại ẩn chứa những sức hấp dẫn khó chối từ. Điểm hấp dẫn thu hút thực khách của Bánh mì Sài Gòn chính là độ nóng giòn của bánh, một chiếc bánh mì đầy ắp thịt, trứng, chả, pate bên trong làm cho dân tình không khỏi chao đảo. Cắn một miếng bánh mì giòn rụm sẽ cho bạn đầy năng lượng vào một buổi sáng tích cực, khởi động ngày mới với tinh bột và chất đạm đầy đủ, hay một buổi trưa hoặc buổi tối không biết ăn gì, chọn ngay món ăn truyền thống, đặt trưng của người dân Sài Gòn nhé, vừa tiện lợi vừa dễ dàng bắt gặp mua khắp mọi nơi trên các con đường Sài Gòn.

Bánh mì Sài Gòn rất đa dạng và được biến tấu với rất nhiều món ăn khác nhau bao gồm bánh mì kẹp thịt, bánh mì chảo, bánh mì bò nướng bơ, bánh mì bò bít tết, bánh mì thịt nướng, bánh mì heo quay... Nhưng bánh mì kẹp thịt chả vẫn là một món ăn chân ái bạn không nên bỏ qua khi đặt chân đến đây. Một chiếc bánh mì giòn rụm bên trong có đầy ắp thịt, chả, pate, ớt cay cay và rau ăn kèm sẽ khiến đê mê quên lối về. Bạn có thể tìm thấy bánh mì ở các quán ăn đường phố hoặc xe đẩy lề đường bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Bánh mì Huỳnh Hoa tại số 26 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, Quận 1.

Bánh mì Bà Huynh tại số 185K đường Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1.

Bánh mì Bảy Hổ tại số 19 Huỳnh Khương Ninh, P. Đa Kao, Quận 1.

Bánh mì chảo Hòa Mã tại số 53 Cao Thắng, Quận 3.

Bánh mì khô bò Phương Liên tại số 12 Nguyễn Huy Tự, phường Đa Kao, quận 1.

Bánh mì phá lấu Tâm Ký ở số 823 Nguyễn Trãi, phường.14, quận 5.

Bánh mì thịt nướng ở hẻm 37 Nguyễn Trãi, Quận 1.

Hủ tiếu Sài Gòn

Hủ tiếu là một món ăn khoái khẩu của người miền Nam vì vừa ngon lại vừa rẻ. Hủ tiếu ăn sáng, trưa hay chiều đều hợp nên đây là món ăn vô cùng phổ biến, gắn liền với cuộc sống của con người lao động Sài Gòn. Hủ tiếu được chế biến đa dạng thành nhiều kiểu khác nhau như hủ tiếu cá, hủ tiếu mực, hủ tiếu bò kho... mỗi loại đều mang hương vị riêng biệt. Hủ tiếu được trụng dai dai, trộn sốt đều từng sợi, ngon, thịt nạc mềm, trứng cút, tôm to và tươi, thịt bằm lẫn mỡ. Cùng điểm qua một vài quán hủ tíu nam vang được nhiều thực khách lui tới:
Hủ tíu nam vang Nhân Quán tại số 122D Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận 3.
Hủ tíu nam vang Đạt Thành tại số 607C Cách Mạng Tháng 8, Quận 10 và nhiều chi nhánh khác.
Hủ tíu nam vang Liến Húa tại số 381 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3.
Hủ tíu nam vang Quỳnh: số A65 Nguyễn Trãi, Phường Cư Trinh, Quận 1.

Hủ tiếu Mỹ Tho Thanh Xuân tại số 62 Tôn Thất Thiệp, phường Bến Nghé, quận 1.

Hủ tiếu cá Nam Lợi tại số 43 Tôn Thất Đạm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1.

Hủ tiếu mì Phát Ký tại số 176Bis, phường Cô Giang, quận 1

Hủ tiếu Dì Năm Sa Đéc tại số 166 Bùi Thị Xuân, quận 1

Hủ tiếu mì thập cẩm tại số 62 Trương Định, quận 1

Hủ tiếu mực tại số 62 Tôn Thất Thiệp, quận 1.

Phở là món ăn đặc trưng của Việt Nam cũng như ở Sài Gòn, có những quán phở rất nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Phở Sài Gòn khác với phở ở các tỉnh phía Bắc bởi hương vị thơm ngon, nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng, nước dùng nêm nếm đậm đà, thanh nhẹ, thịt bò tái mềm, rau ăn kèm ở đây đa dạng và đặc biệt là phù hợp với khẩu vị của người miền Nam. Bạn có thể thưởng thức phở tại các quán phở truyền thống hoặc nhà hàng. Cùng điểm qua một vài quán phở ngon được đánh giá cao:
Phở Lệ ở số 415 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5.
Phở Hòa ở số 260C Pasteur, Phường 8, Quận 3.
Phở Hùng ở số 243 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1.
Phở Dậu ở số 288 M1, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3.

Phở Cao Vân ở số 25 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1.

Media\1_STHCHOME\FolderFunc\202411\Images/pho-20241114044541-e.png

Bún bò Huế

Bún bò Huế, hay tên gọi dân dã hiện nay là món “bún bò”, là một trong những đặc sản xứ Huế nhưng hiện nay, bạn dễ dàng tìm thấy món ăn này ở bất kỳ tỉnh thành nào ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Nam. Với thành phần chính làm nên nước dùng là nước hầm thịt và một chút mắm ruốc, món ăn có hương vị rất riêng, đã nếm thử một lần là yêu mãi về sau. Ngoài bún, một tô bún bò Huế đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ gồm thịt bắp bò, giò heo, thịt heo, chả cua, chả tôm và các loại rau sống ăn kèm chút ớt bột, nước mắm và bắp chuối thái mỏng là đã tròn vị. Các địa chỉ bún bò bạn thử đến thưởng thức:

Bún bò ở số 220 Khánh Hội, quận 4.

Bún bò Huế 3A3 ở số 17 Đặng Trần Côn, Bến Thành, Quận 1.

Bún bò Xưa ở số 48 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 6, Quận 3 và những chi nhánh khác.

Bún bò Huế Đông Ba ở số 110A Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1.

Bún bò Huế Ba Nghị ở số 466 Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 10.

Bún bò Huế Nam Giao ở số 696 Phạm Thế Hiển, Phường 4, Quận 8.

Bún mắm

Bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến đơn giản, có mùi vị đặc trưng không thể lẫn đi đâu được. Tuy giản đơn, dễ làm nhưng một bát bún mắm cũng đầy đủ các món ăn kèm cực chất lượng như thịt heo quay, tôm, mực, cá, chả cá. Hãy tham khảo các địa điểm sau để thưởng thức trọn vẹn hương vị miền Tây nhé.

Bún Mắm số 369 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh.

Bún mắm 47 Lê Quang Sung, Phường 2, Quận 6.

Bún Mắm Cô Thủy tại số 63 Cô Giang, Quận 1.

Bún riêu

Bún riêu cua là một món ăn truyền thống Việt Nam, vô cùng phổ biến, từ người già đến trẻ nhỏ đều biết đến món ăn này. Như tên gọi, thành phần chính của bún riêu chính là riêu cua được nấu từ gạch cua băm nhuyễn, trộn chung với trứng và nấu thành riêu, hoặc chả riêu nấu cùng với đậu hũ, cà chua, nên món ăn có vị chua thanh, đặc biệt nước chấm phổ biến của bún riêu là mắm tôm, giúp tăng thêm vị đậm đà của nước lèo và các món rau ăn kèm. Bún riêu là món ăn dân dã của người miền Nam. Ngày nay, người nấu đã biến tấu rất sáng tạo thêm món bún riêu ốc (ốc ở đây chính là ốc bươu chấm với nước mắm), bún riêu bạch tuột,...

Bún riêu gánh ở số 4 Phan Bội Châu, P. Bến Thành, Quận 1.

Bún riêu cua ốc ở số 287/66 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3.

Bún riêu bạch tuột ở số 25 Lô F Nguyễn Thị Tần, Chợ Rạch Ông, P. 2, Quận 8.

Bún riêu cua biển ở số 66 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1.

Bánh xèo

Media\1_STHCHOME\FolderFunc\202411\Images/banh-xeo-20241114044724-e.png

Bánh xèo là một món bánh phổ biến và rất được ưa thích ở Sài Gòn. Tên gọi của món ăn cũng rất thú vị. Sở dĩ có chữ "xèo" trong tên bánh là do khi đổ bột lên chảo nóng, phần bột tạo ra một âm thanh "xèo" và chín liền ngay đó, tỏa hương thơm ngào ngạt hấp dẫn nên mới được gọi là bánh xèo. Một món bánh xèo ngon là do ngon ở phần bột được chiên có giòn hay không, bột bánh có bở hay quá dày hay không. Có hai loại chiên bánh là chiên bánh giòn, và chiên bánh dẻo. Tùy vào sở thích của mỗi thực khách mà bạn có thể đặt chiên như vậy. Chiếc bánh xèo được đổ một lớp mỏng bột gạo pha loãng trên lửa lớn, phần nhân bên trong bao gồm giá đỗ, thịt heo, tôm hòa quyện cho ra được một chiếc bánh xèo nóng hổi giòn tan, ăn kèm rau sống cùng nước mắm chấm nêm nếm đậm đà là một trong những món khoái khẩu mà du khách nên thưởng thức qua. Các loại nhân phổ biến của bánh xèo là giá (đỗ), tôm thường để nguyên vỏ, thịt heo. Nếu là nhân hải sản thì sẽ có tôm, mực.

Bánh Xèo Tôm Nhảy tại số 164 Nguyễn Thị Nhỏ, P. 15, Quận 11.

Bánh Xèo tại số 46A Đinh Công Tráng, P. Tân Định, Quận 1.

Bánh xèo Ngọc Sơn tại số 103 Ngô Quyền, P. 11, Quận 5.

Bánh xèo Ăn là Ghiền tại số 11A Tú Xương, Võ Thị Sáu, Quận 3, Bánh xèo Bình Định tại số 238 Lê Đức Thọ, P.6, Quận Gò Vấp.

Bánh xèo Thanh Phương tại số 31/4 - 31/6, Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Tân Bình.  

Bánh xèo tôm nhảy Thanh Diệu tại số 80 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Bình Thạnh. 

Lẩu Sài Gòn

Lẩu là món ăn khá phổ biến của người dân Nam Bộ và người Sài Gòn, đặc biệt là trong các dịp cuối tuần, lễ Tết. Tên các món lẩu thường được ghép từ lẩu với tên thực phẩm chính như lẩu riêu cua, lẩu ếch, lẩu bắp bò sườn sụn, lẩu cua đồng, lẩu mắm, lẩu hải sản, lẩu dê, lẩu cá kèo,... hoặc ghép với quốc gia như Lẩu Thái.

Món lẩu dê với thơm mùi đặc trưng của quế và hồi, được nấu bởi nước lẩu gia truyền rất trong và ngọt đậm đà, thịt dê mềm, da dê tan giòn, ăn rất ngon mà không có váng mỡ nên khi ăn không cảm thấy ngấy. Các loại topping ăn kèm với món lẩu gồm: tần ô, củ sen, cải bẹ xanh, tàu hũ, váng đậu, thịt rất tươi ngon.

Du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, lẩu Thái bỗng nhiên đứng đầu danh sách được giới trẻ lựa chọn đầu tiên trong các cuộc vui chơi ngày nay. Vị ớt, sả, sa tế cay nồng hòa quyện với vị chua từ mê hoặc chanh, ăn kèm với hải sản đa dạng, mix thêm với rau tươi, nước lẩu đậm đà khiến cho bữa tiệc ăn hoài không muốn tàn. Vừa hút vừa xuýt xoa, món lẩu Thái thật sự là lựa chọn phù hợp số một cho tất cả người dân Việt.

Lẩu bò không chỉ là một trong những sự lựa chọn số một vào những ngày mưa mà còn là một món ăn rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhìn nồi lẩu bò đầy ắp đủ các loại thịt bò đa dạng, nước lẩu đậm đà dậy mùi thịt bò, hoà huyện cùng vị sa tế cay nồng khiến dân tình đủ thỏa mãn cơn say, nhâm nhi tí bia rượu nữa thì còn gì bằng.

Nguyên liệu chính của món ăn bắt buộc phải tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành bình dân – còn gì hấp dẫn bằng khi cùng bạn bè, người thân ngồi quay quần bên nồi lẩu thơm ngon sau những ngày làm việc vất vả.

Lẩu cá có ngon hay không là nhờ nguyên liệu có tươi hay không. Để chế biến món lẩu cá ngon, không tanh, đòi hỏi người nấu phải có kỹ năng chế biến cao để áp được mùi tanh của cá. Nhìn chung, đa phần lẩu cá nước trong, có độ ngọt của nước hầm xương hoặc vị chua từ lá giang, ăn kèm với các loại rau vùng sông nước và với nhiều loại hải sản giòn rụm khác. Có giá trị dinh dưỡng cao không kém so với thịt, lẩu cá không chỉ là món ăn chơi còn là món ăn no, cung cấp đủ dinh dưỡng cho những ngày dài làm việc mệt mỏi.

Để tìm được một quán lẩu ngon đúng điệu, mang đến trải nghiệm ẩm thực lý tưởng, hãy thử đến:

Lẩu dê Trương Định tại số 105 Trương Định, P6, Quận 3
Lẩu dê Bảy Hồng tại số 141 Trần Quang Khải, P Tân Định, Quận 1
Quán lẩu dê Lam Sơn tại số 31a Hồng Hà, Phường 2, Tân Bình.
Lẩu cá Dân Ích tại số 99 Châu Văn Liêm, phường 14, quận 5.

Lẩu cá kèo tại số 4 Nguyễn Thị Diệu, phường 6, quận 3.

Lẩu cá đuối tại số 28 Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5.

Xôi là một trong những món ăn nhanh vừa tiện lợi, đơn giản, bình dân nhưng vẫn đảm bảo chắc bụng và cung cấp năng lượng cho buổi làm việc của bạn. Xôi được đồ hoặc hấp chín từ các loại gạo nếp,  Bạn dễ dàng tưởng tượng ra được về gói xôi có lẽ là được bao bọc bởi 1 chiếc lá chuối quê nhà đơn giản, nằm trọn trong lòng bàn tay. Ngày nay, thời đại mở cửa giao lưu giữa các nước, không chỉ còn là một gói xôi nếp bọc lá chuối nữa, gói xôi truyền thống cũng bị pha lẫn “hương vị của trời tây” để phù hợp hơn cho thị yếu của người tiêu dùng, như xôi mặn – đầy ắp topping chả thịt dăm bông, xôi gà – thịt gà hoặc da gà, xôi đậu biếc -  màu tím bắt mắt từ hoa đậu biếc, xôi 7 màu – đa màu sắc,…

Xôi bình dân số 101 Vạn Kiếp, phường 3, quận Bình Thạnh.

Tõn Tẽn Food & Drink số 199 Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10..

Xôi gà chợ Bà Chiểu số 318/1 Bùi Hữu Nghĩa, phường 1, quận Bình Thạnh.

Bò né

Bò né là một món ăn sáng phổ biến và rất được yêu thích ở Sài Gòn. Món thịt bò mềm, nóng hổi, thấm đều với nước xốt cà chua đậm đà,  thêm trứng ốp la, pa tê, xúc xích là đầy đủ năng lượng để khởi đầu một ngày mới. Điều đặc biệt ở món ăn này chính là chữ “né”. Thịt bò được phục vụ nóng ngay trên chiếc chảo gang chuyên dụng làm chín thức ăn và khi đưa ra bàn vẫn còn tái nên dầu sẽ bắn ra khi đem ra bàn. Khi đó, thực khách muốn ăn phải “né” dầu bắn nên mới có tên gọi là bò né. Bò né thường được ăn kèm bánh mì cùng nước tương, tương ớt tùy vào khẩu vị mỗi người.

Bò né 3 ngon có nhiều chi nhánh ở Sài Gòn, bạn có thể tới số 18 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, số 36A Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh, số 2 Trần Văn Danh, Quận Tân Bình.

Bò né Lệ Hồng lâu đời Sài Gòn, số 489/27/29 Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận.

Bò Sinh Đôi số 192 Phan Xích Long, phường 1, Quận Phú Nhuận.

Bánh Canh Sài Gòn

Chắc lọc thêm vào list danh sách các món ăn ngon ở Sài Gòn làm từ gạo đó chính là bánh canh. Nguyên liệu chủ yếu chính là bột mì, bột gạo, bột sắn. Ngày nay, số ít các quán ăn tự chế biến nguyên liệu mà thay vào đó họ sẽ nhập trực tiếp bánh từ các nhà máy sản xuất, các cửa hàng nhỏ lẻ thành phẩm để tiết kiệm thời gian và chi phí hơn, đủ đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Không thua kém các món ăn thường nhật khác, bánh canh cũng được chế biến một cách đa dạng và phong phú. Nguyên liệu chính làm nên món bánh canh là bột mì, bột sắn và bột gạo. Sợi bánh canh dai dai hòa quyện cùng với nước dùng đậm đà được hầm từ xương tuỳ vào cách hầm của người đầu bếp, thêm phần topping lẫn vào nhau. Bánh canh cua, bánh canh giò heo, bánh canh thịt, bánh canh cá,… rất nhiều sự lựa chọn để bạn cân nhắc nhé. 

Bánh canh cua Út Lệ ở số 210 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10.

Bánh canh cua, giò heo ở số 181/6 Xóm Chiếu, phường 16, quận 4.

Bánh canh cua ở số 720 CMT8, phường .5, quận Tân Bình.

Bánh ướt là món ăn không còn quá xa lạ vơi người dân Việt Nam. Món ăn này trải dài từ Bắc tới Nam. Tùy vào mỗi vùng miền mà sẽ có các hương vị khác nhau. Tại Sài Gòn thì không khó để bạn có thể tìm được một quán bánh ướt ngon. Bánh ướt ở đây được làm từ bột gạo, tráng mỏng, nóng hổi, ăn kèm với chả lụa, nem chua, rau giá và dưa cải muối chua, hành phi vàng ruộm, thơm lừng và giòn tan. Nước mắm cay cay được pha chế đậm đà, không quá ngọt và có vị chua nhẹ ăn hoài không ngán. Hãy thưởng thức tại các địa điểm sau

Bánh ướt Ban Mê Giang Vương tại CN1 số M4 Đường số 14, Quận Bình Thạnh, CN2 số 10 Tôn Thất Tùng, Quận 1, CN3 số 47 Bàu Cát 1, Quận Tân Bình.

Bánh Cuốn & Bánh Ướt Dĩnh Râu tại CN1 số 63B Phạm Văn Hai, Quận Tân Bình, CN2 số 193 Nguyễn Thái Bình, Quận Tân Bình.

Bánh ướt Ông Mập tại số 93A Nguyễn Cư Trinh, Quận 1.

Bánh ướt Thiên Ý tại số 274 Bà Hạt, Phường 9, Quận 10.

Bánh ướt Cô Lan tại CN1 số 15 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, Quận Phú Nhuận, CN2 số 10 Trần Khắc Chân, Quận Phú Nhuận.

Bánh ướt Bảy Hiền tại số 767 Lý Thường Kiệt, Phường 11, Quận Tân Bình.

Bánh cuốn Hải Nam tại số 11A Cao Thắng, Phường 2, Quận 3.

Gỏi cuốn, Bò bía

Món ăn truyền thống này của Việt Nam đã từng xuất hiện trong Top 50 món ăn ngon nhất thế giới vào năm 2011 là những chiếc gỏi cuốn tôm, lạp xưởng xinh xắn này, đủ chứng minh được độ ngon và hấp dẫn của món ăn này, không chỉ đối với dân Sài Gòn mà còn cả với du khách nước ngoài.

Ngoài gỏi cuốn tôm thịt vô cùng quen thuộc ở ba miền thì trong Sài Gòn còn có một món ăn gọi là "Bò bía" hoặc "Bò Pía". Sự khác nhau về tên gọi thật ra là do đây không phải món ăn truyền thống của Việt Nam mà xuất phát từ Triều Châu, Trung Quốc. Món ăn này cũng có phần giống với gỏi cuốn do cũng là bánh tráng cuốn nhân và chấm nước tương. Tuy nhiên, phần nhân bên trong của 2 món ăn này có khác biệt đôi xíu.

Trong nhân bò bía thì thành phần chính không phải là thịt bò mà là củ sắn xắt hạt lựu cùng các thành phần khác như củ dền, cà rốt, rau thơm, tôm khô, lạp xưởng,... Nghe thì có vẻ lạ đấy nhưng đảm bảo ăn vào sẽ ngất ngây, nhất là khi ăn cùng món tương trộn đậu phộng và ít đồ chua. Bò bía còn có một biến thể khác chính là bò bía ngọt với nhân gồm kẹo mạch nha ăn với mè, cơm dừa thái sợi. Hãy tham khảo các địa chỉ sau đây:

Gỏi Cuốn Tôm Nhảy tại số 424 Lạc Long Quân, P. 5, Quận 11.

Bò Bía và Gỏi Cuốn tại số 51/24B Hồ Thị Kỷ, Quận 10.

Gỏi Cuốn tại hẻm 359 Lê Văn Sỹ, Quận 3.

Gỏi Cuốn Ngon Ngon tại số 322/13 An Dương Vương, P. 4, Quận 5.

Gỏi Cuốn Hạnh tại số 420A Hoà Hảo, P. 5, Quận 10.

Gỏi Cuốn & Bò Pía tại số 142 Lâm Văn Bền, Quận 7.

Phá lấu là một trong những món ăn vặt “khoái khẩu” của giới trẻ Sài Gòn. Nhắc đến phá lấu, bất kỳ người Sài Gòn nào cũng sẽ nhớ ngay đến những chiếc ghế đẩu xanh, đỏ đặt trên lề đường và các cô cậu học trò trong màu áo trắng ngồi hì hụp bên chén phá lấu ngon lành. Nguyên liệu chính để làm nên món phá lấu bắt miệng này chính là nội tạng bò được làm sạch kỹ lưỡng không còn mùi hôi, sau khi được ướp đầy đủ hương vị, cho vào ninh mềm với nước cốt dừa, nêm nếm sao cho vừa vị, ăn kèm với bánh mì hoặc mì gói và chén nước chấm mắm tắc kết hợp tạo nên một hương vị đặc biệt mà bạn không thể bỏ qua. Hãy ghé đến:

Phá lấu lì ở số 1A Sương Nguyệt Anh, Quận 1.

Phá Lấu - Trường cấp 3 Gia Định số 195/29 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh.

Phá lấu hẻm 91 Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp.

Phá lấu bò Cô Thảo ở số 243/29G Tôn Đản, Phường 15, Quận 4.

Phá lấu Dì Nủi ở số 243/30 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4.

Phá lấu bò Bà Hạt ở số 533 Bà Hạt, phường 8, quận 10.

Phá lấu bò Cây Trâm ở số 208 đường Cây Trâm, Phường 8, Gò Vấp. 

Bột chiên

Bột chiên là ăn vặt quen thuộc của dân Sài Gòn, nhất là còn khi ở độ tuổi học trò vì đây đúng nghĩa là một món ăn ngon - bổ - rẻ, dễ ăn và dễ tìm thấy ở trước cổng của bất kỳ một trường học nào. Và đúng như tên gọi của mình, món ăn này là bột được xắt thành từng khoanh hình chữ nhật dài và chiên lên với trứng và hành lá. Khi xếp ra dĩa thì bỏ lên trên một chút đu đủ chua, chan nước tương, bỏ thêm tí ớt là đã hoàn thiện một dĩa bột chiên ngon không thể cưỡng lại. Món ăn này phải được ăn nóng liền tại chỗ mới cảm nhận được độ giòn rụm, dậy mùi của các hương vị nên khuyến khích các bạn đến tận quán ăn để đảm bảo độ "xuất sắc" của phần ăn tại các địa chỉ sau:

Bột chiên Đạt Thành số 277 Võ Văn Tần, phường 5, Quận 3.

Bột chiên tại hẻm Đường 20 thước, phường 8, Quận 4.

Bột Chiên Đức Hoa tại số 1 Lô X chung cư Ngô Gia Tự, Phường 2, Quận 10.

Sủi cảo

Sủi cảo tuy không phải là món ăn gốc Việt nhưng rất được ưa chuộng ở Sài Gòn. Bánh sủi cảo có kích thước lớn và được xếp dạng như bánh xếp hình tam giác, nhân sủi cảo chủ yếu là thịt xay cùng với tôm để nguyên con, không xay nhuyễn; nhờ thế mà giữ được độ tươi của tôm cũng như cảm giác từng thớ thịt tôm chắc khi nhai vẫn thích thú hơn nhiều. Bạn có thể đến thưởng thức tại các địa chỉ sau nhé:

Sủi cảo Thiên Nhiên  ở số 193 – 195 Hà Tôn Quyền, Quận 11.

Mì sủi cảo vòng xoay Lê Đại Hành ở số 84 Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình.

Sủi cảo Tân Tòng Lợi ở số 311 Võ Văn Tần, phường 5, Quận 3.

Sủi cảo Ngọc Ý ở số 187 Hà Tôn Quyền, Quận 11.

Các món ốc

Du khách đến Sài Gòn mà chưa một lần ngồi trong quán xá để ăn ốc thì đã phí nửa chuyến đi đó rồi. mặt dù Sài Gòn không phải là một thành phố biển, cũng không nổi tiếng với các món ốc đặc trưng nhưng người Sài Gòn rất biết cách hưởng thụ những điều tốt nhất có thể. Việc ngồi ăn ốc ngoài việc thưởng thức những dĩa ốc ngon lành, tươi sống được chế biến đa dạng và hấp dẫn thì cảm giác ngồi ăn, trò chuyện cùng bạn bè, ngắm phố xá chính là điều làm nên một "văn hóa lễ ốc" của người Sài Gòn. Phải một lần cùng đám bạn la cà các quán ốc, vừa “lễ” ốc vừa nói chuyện, đó mới là cái thú của món ăn này nhé.

Ốc Loan ở số 166/1 Lý Thái Tổ, phường 1, Quận 3.

Ốc Đào ở số 212B/C79 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1.

Ốc Khánh ở số 25/5 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1.

Ốc Mắm sữa ở số 282/4A, Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, Bình Thạnh.

Và thiên đường Ốc dọc đường Lương Vĩnh Khánh, Tôn Đản, Quận 4.

Gỏi khô bò

Gỏi khô bò là một món ăn vặt trứ danh của vùng đất Sài Thành. Và điều đặc biệt là, món gỏi này không chỉ thu hút các bạn trẻ đâu, nếu bạn đến khu công viên Lê Văn Tám để thưởng thức món ăn này, bạn nhất định sẽ thấy có cả những cô chú tầm trung niên cũng mê mẩn món ăn này không thua gì lớp trẻ. Gỏi khô bò Sài Gòn – món ăn vặt khoái khẩu của giới trẻ Sài Gòn. Món ăn này là sự kết hợp giữa những miếng khô bò đậm vị, đu đủ bào sợi, rau răm, rau thơm, đậu phộng… cùng nước mắm chua ngọt. Đến Sài Gòn thưởng thức gỏi khô bò Sài Gòn chắc chắn sẽ khiến bạn say lòng ngay lần đầu thưởng thức.

Gỏi khô bò có thể tìm thấy tại nhiều địa chỉ ở Sài Gòn:

Gỏi Khô Bò Công viên Lê Văn Tám, đường Hai Bà Trưng, Quận 3.

Khu ăn uống Chợ Xóm Chiếu, Lê Quốc Hưng, Quận 4.

Gỏi Khô Bò Ông Năm ở số 76 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1. 

Chè Sài Gòn

Người miền Nam thì hiển nhiên sẽ có khẩu vị ngọt hơn một chút so với miền Bắc và miền Trung, điều đó thể hiện rất rõ qua các món chè - một món ăn ngon Sài Gòn điển hình. Bạn thích món chè thế nào, Sài Gòn luôn sẵn sàng đáp ứng A-Z. Từ các món chè đặc trưng như chè đậu nước cốt dừa, chè bà ba, chè chuối bột báng, chè đậu xanh rong biển,... cho đến những món chè Tàu cầu kỳ, thanh đạm của người Hoa cũng không thiếu, phù hợp mọi khẩu vị khác nhau, món ăn vặt, tráng miệng yêu thích của các bạn nữ là đây rồi. Những địa điểm chè ngon ở Sài Gòn:

Chè Thái Ý Phương tại số 380 – 382 Nguyễn Tri Phương, phường 4, quận 10.

Chè Mỹ tại số 591 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phong,  quận 7.

Chè Hằng tại số E43 Cư Xá Phú Lâm B, phường 13, quận 6.

Chè Mâm tại số 242B Sư Vạn Hạnh (Bên Hông CC Ngô Gia Tự), Quận 10.

Chè Khúc Bạch Thanh tại số 68/210 Trần Quang Khải, Quận 1 (Chân cầu Hoàng Hoa Thám).

Chè Thanh Tâm tại số 528 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận 5

 

Kết luận

 

Sài Gòn được người đời mệnh danh là "thiên đường ẩm thực" mới. Món ăn của vùng miền nào cũng có, hội tụ đủ văn hóa ẩm thực Bắc - Trung - Nam mà khó vùng nào có được. Trường Saigontourist đã vừa điểm danh giúp bạn một loạt 20 món ăn ngon khiến bạn mê đắm ở Sài Gòn! Trường Saigontourist hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm khó quên với các món ăn ngon Sài Gòn mà bạn nhất định phải thử khi ghé thăm Sài Gòn, thành phố năng động này nhé! 

 


 

0/5 (0 votes)
Liên Hệ