TRƯỜNG TRUNG CẤP DU LỊCH & KHÁCH SẠN
SAIGONTOURIST

Call 1800 558 827

Cô Phạm Thị Đông - giảng viên bộ môn bếp, Trường Saigontourist - cho rằng khi đã theo nghề này, các sinh viên trước hết hãy biết ý nghĩa của công việc mình đang theo đuổi.

Đầu bếp không phải suốt ngày chỉ biết thịt cá, rau củ hay bếp núc, dầu mỡ. Cũng không đơn thuần là những người sáng tạo những món ăn và đem đến cho khách hàng thưởng thức, người đầu bếp còn sở hữu nhiều tố chất không khác gì một nhạc sĩ chuyên nghiệp.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202211/Images/dau-bep-nghe-sy-20221110103108-e.jpg

Cô Đông lý giải nếu như trong âm nhạc có 7 nốt đồ - rê - mi - fa - sol - la - si, thì trong ẩm thực có 7 vị bao gồm chua - cay - đắng - mặn - ngọt - béo - bùi.

Từ những nốt nhạc, người nhạc sĩ viết ra những ca khúc “đã tai”, tương tự người đầu bếp làm ra được những món ăn ngon miệng. “Có người đã ví von một thiên tài âm nhạc cũng giống như một đầu bếp chuyên nghiệp và ngược lại”, cô Đông nói.

Trong ẩm thực còn có chất hội họa. Trước hết một món ăn phải được bày trí bắt mắt, cuốn hút thực khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Một bức tranh đẹp sẽ là sự tổng hòa giữa bố cục, ánh sáng và các chi tiết để người xem cảm nhận được phần hồn của tác phẩm. Tương tự, từng thành phần trong món ăn khi bày lên bát, dĩa cũng phải tuân theo những ý đồ của đầu bếp để gia tăng cảm nhận của người dùng lên mức tối đa.

Đặc biệt, cả 3 công việc của một người đầu bếp, người nhạc sĩ và họa sĩ đều cần một chữ “tâm” với những gì mình đang thực hiện. Chỉ khi đặt hết tâm hồn của mình vào từng món ăn, bản nhạc hay bức tranh thì tác phẩm ấy mới chạm đến được cảm xúc của người thưởng thức.

Theo cô Đông, nếu hiểu được những ý nghĩa và tất cả vẻ đẹp nghề bếp, sinh viên sẽ có nhiều cảm hứng trong học tập và làm việc, dễ sáng tạo được những món ăn mang chất riêng cho mình.

Vì vậy tại Trường Saigontourist, từng môn học trong bộ môn bếp không chỉ truyền đạt cho học viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà còn thổi vào các bạn trẻ một niềm say mê với cái nghề mình lựa chọn.

“Khi hiểu được những sự tinh tế và độc đáo trong ẩm thực Việt, bạn sẽ càng yêu quý nó. Khi đã yêu quý, bạn sẽ biết cách để quảng bá vẻ đẹp ấy đến cho nhiều thực khách trong và ngoài nước”, cô Đông nói.

“Ẩm thực giúp ta thấu hiểu hơn về nết ăn, nết ở của người dân Việt trong suốt bề dày lịch sử hơn 1.000 năm”.

0/5 (0 votes)
Liên Hệ