TRƯỜNG TRUNG CẤP DU LỊCH & KHÁCH SẠN
SAIGONTOURIST

Call 1800 558 827

Đối với các công ty du lịch, chiến lược kinh doanh chính là một trong những yếu tố quan trọng để nắm bắt thị trường và định hướng phát triển. Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các công ty lữ hành cần phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng để tạo ra lợi thế và thu hút khách hàng.

Trong bài viết dưới đây, Trường Saigontourist sẽ giúp bạn tìm hiểu chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành là gì và các bước để xây dựng chiến lược hiệu quả.

Chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành là gì?

Chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành là kế hoạch và phương pháp chi tiết để công ty đạt được mục tiêu kinh doanh. Chiến lược này khi thành công sẽ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp du lịch, giúp tăng trưởng doanh số và lợi nhuận, củng cố và mở rộng thị phần, tăng cường uy tín đồng thời tối ưu hóa chi phí và tài nguyên.

Chiến lược kinh doanh cần phải xác định rõ mục tiêu kinh doanh của công ty là gì, đối tượng khách hàng mục tiêu, phân tích đối thủ. Hơn nữa, bảng chiến lược còn đánh giá và tối ưu hóa dịch vụ, quản lý chi phí, định hướng và điều chỉnh chiến lược dựa trên phân tích hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành là gì?

Công ty lữ hành nói riêng và các công ty nói chung cần có chiến lược kinh doanh (Nguồn: Internet)

Tuỳ vào từng thời điểm mà các công ty lữ hành sẽ có chiến lược kinh doanh riêng để phù hợp với mục tiêu đề ra. Ví dụ một số mục tiêu thường gặp trong chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành như:

  • Đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc biệt: Công ty có thể tập trung vào những tour du lịch là thế mạnh của mình như du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng mà ở những công ty khác không có.
  • Khai thác thị trường mới: Công ty mở rộng mạng lưới hoạt động của mình đến những thành phố, khu vực khác có tiềm năng.
  • Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm: Chiến lược này giúp công ty lữ hành cung cấp nhiều gói du lịch đa dạng, bao gồm dịch vụ đưa đón tận nơi, đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay,...
  • Xây dựng và phát triển thương hiệu: Bảng kế hoạch chiến lược tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm du lịch cho du khách, từ đó giúp thu hút và tạo ra mối quan hệ lâu dài để tăng cường sự tín nhiệm của khách hàng

Tại sao chiến lược kinh doanh lại quan trọng?

Chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành nói riêng và các công ty nói chung đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Bởi lẽ, bảng chiến lược này mang đến những lợi ích như:

  • Định hướng phát triển cho hoạt động kinh doanh: Chiến lược kinh doanh giúp công ty xác định rõ mục tiêu và phương hướng phát triển là gì. Từ đó, bộ phận lãnh đạo và nhân viên sẽ không lãng phí tài nguyên và thời gian mà có thể nỗ lực tập trung vào sản phẩm, dịch vụ quan trọng để đạt được mục tiêu đó.
  • Phát triển sản phẩm và dịch vụ: Chiến lược kinh doanh còn giúp công ty du lịch lữ hành nghiên cứu để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bằng việc tạo ra sự khác biệt và độc nhất, công ty có thể thu hút và giữ chân du khách lựa chọn công ty du lịch của mình.
  • Tối ưu hóa hoạt động: Chiến lược kinh doanh giúp công ty lữ hành không lãng phí tài nguyên lẫn thời gian vào những hoạt động không quan trọng. Nhờ đó, công ty có thể nâng cao hiệu suất kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, các công ty lữ hành đều phải nghiên cứu thế mạnh, điểm yếu của bản thân và đối thủ. Công ty sẽ định vị được vị trí của mình đang ở đâu trên thị trường, còn thiếu sót điểm gì, cần phát huy ưu điểm nào,...
  • Xây dựng thương hiệu: Chiến lược kinh doanh giúp công ty du lịch tạo dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh từ đó thu hút khách hàng.
Tại sao chiến lược kinh doanh lại quan trọng?

Chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành đóng vai trò quan trọng (Nguồn: Internet)

Các bước để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Để xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành cần phải trải qua rất nhiều công đoạn. Tuy nhiên, dưới đây là 4 bước quan trọng nhất:

Thiết lập mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp

Thiết lập mục tiêu, tầm nhìn là bước không thể thiếu trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty lữ hành. Sứ mệnh, tầm nhìn càng rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi cao thì càng giúp nhân viên tập trung nỗ lực để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu phải đo lường được để công ty đánh giá hiệu quả chiến lược, từ đó điều chỉnh hoạt động phù hợp.

Thiết lập mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp

Mỗi chiến lược kinh doanh cần tập trung vào một mục tiêu cụ thể (Nguồn: Internet)

Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp là bước quan trọng để hiểu rõ tình hình thị trường mà công ty đang hoạt động. Công ty lữ hành sẽ có cái nhìn tổng quan, tìm ra các cơ hội để phát triển sản phẩm và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.

Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp

Đây là quá trình xem xét và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty lữ hành. Bước này sẽ cho các công ty có cái nhìn tổng quan về vị thế của mình trên thị trường đang ở đâu.

Từ đó, công ty có thể đưa ra các quyết định và kế hoạch chiến lược phù hợp để tận dụng cơ hội, tập trung vào phát triển các điểm mạnh (ví dụ như nhân sự, hoạt động Marketing, nguồn vốn,...). Đồng thời, công ty cũng dễ dàng đối phó với thách thức từ môi trường bên ngoài.

Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp

Phân tích môi trường bên trong (phân tích SWOT ) là bước không thể thiếu (Nguồn: Internet)

Xây dựng chiến lược

Sau quá trình nghiên cứu, lập bảng kế hoạch chi tiết và dự trù rủi ro, công ty lữ hành bắt tay vào giai đoạn xây dựng chiến lược. Chiến lược càng cụ thể và rõ ràng thì quá trình thực hiện càng dễ dàng.

Triển khai chiến lược

Các bộ phận và nhân viên của công ty sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể để thực hiện hoạt động dựa trên bảng chiến lược. Đặc biệt, tiến độ thực thi cần bám sát theo lịch trình đã đề ra.

Triển khai chiến lược

Mỗi nhân viên là một mắt xích trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh (Nguồn: Internet)

Đo lường, kiểm tra, đánh giá kết quả

Bước đánh giá và tối ưu trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty lữ là cực kỳ cần thiết. Hoạt động này giúp cho các nhà quản lý biết được chiến lược đã đem lại hiệu quả như thế nào. Đồng thời giúp nhận thấy công ty còn tồn tại những điểm nào chưa hoàn thiện để tiếp tục điều chỉnh chiến lược.

Đo lường, kiểm tra, đánh giá kết quả

Bước cuối cùng của chiến lược kinh doanh là đo lường hiệu quả (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành

- Tập trung vào nhu cầu khách hàng: Công ty cần phân tích và hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng để đưa ra chiến lược phù hợp.

- Đảm bảo tính khả thi: Chiến lược kinh doanh cần xây dựng mục tiêu có tính khả thi cao, khả năng thực hiện cần nằm trong năng lực.

- Điều chỉnh chiến lược theo tình hình thị trường: Thị trường luôn luôn thay đổi, do đó công ty cần theo dõi và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để đón đầu xu thế và không bị tụt hậu.

- Tối ưu hóa tài nguyên: Công ty cần tối ưu hóa nguồn tài nguyên sẵn có bao gồm nhân lực, tài chính, công nghệ, thương hiệu để đạt được hiệu quả cao nhất.

- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Phân tích và hiểu rõ đối thủ cạnh tranh để công ty đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp và khác biệt.

Lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành

Có một số lưu ý quan trọng khi xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành (Nguồn: Internet)

Kết Luận

Trên đây là thông tin về định nghĩa chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành cũng như quy trình để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Nếu muốn biết thêm nhiều kiến thức về ngành Du lịch và Khách sạn, bạn đừng quên theo dõi những bài viết khác của Trường Saigontourist trong thời gian sắp tới nhé!

0/5 (0 votes)
Liên Hệ