TRƯỜNG TRUNG CẤP DU LỊCH & KHÁCH SẠN
SAIGONTOURIST

Call 1800 558 827

Đối với những ai đam mê công việc nấu nướng và mong muốn tìm một nơi để học trở thành một bếp trưởng chuyên nghiệp và thực hiện ước mơ của mình. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều cơ sở, học viện đào tạo bếp trưởng khiến cho mọi người phân vân không biết nơi nào uy tín.

Học bếp trưởng ở đâu đào tạo tốt nhất?

Để đáp ứng được những nhu cầu của các bạn, Học bếp trưởng ở đâu đào tạo tốt nhất? xin giới thiệu đến các bạn nơi đào tạo bếp trưởng uy tín và chất lượng mà bạn không thể bỏ qua. Cùng Trường Saigontourist tìm hiểu ngay nhé!

Bếp trưởng là gì?

Bếp trưởng là gì

Đối với bếp trưởng ngoài công việc nấu nướng, chế biến các món ăn, họ còn là người quản lý, điều hành cao nhất trong bộ phận Bếp. Không chỉ đảm bảo các món ăn khi đến tay thực khách đều đạt chuẩn cao nhất mà còn đảm bảo cho mọi hoạt động, nhân sự trong bộ phận được trôi chảy, nhịp nhàng. Chính vì vậy, để trở thành một bếp trưởng chuyên nghiệp, người đầu bếp cần phải rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và không ngừng học hỏi trước khi có thể đảm nhận vị trí này.

Công việc của bếp trưởng

Đảm bảo chất lượng món ăn

  • Hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên bếp và các nhân viên liên quan trong quá trình chế biến món ăn cho khách.
  • Kiểm soát toàn bộ quy trình do nhân viên thực hiện nhằm đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng món ăn.
  • Trực tiếp kiểm tra kỹ càng món ăn trước khi giao cho bộ phận phục vụ.

Điều hành công việc

Công việc của bếp trưởng
  • Phân công công việc cho nhân sự trong bếp.
  • Phổ biến trực tiếp đến nhân viên các quy định, hoặc thông tin của cấp trên hoặc các bộ phận chức năng.
  • Kiểm soát và điều hành nhân viên để họ thực hiện đúng quy trình cũng như những hướng dẫn của nhà hàng khách sạn.

Quản lý hàng hóa trong bếp

  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa, thực phẩm nhập vào.
  • Kiểm tra chất lượng của thức ăn thừa, gia vị cuối ca để bảo quản sao cho phù hợp.
  • Quyết định việc tiêu hủy những thực phẩm không đạt yêu cầu.

Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, đồng phục của nhân viên bếp cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn.
  • Hướng dẫn cho nhân viên vệ sinh dụng cụ sử dụng trong bếp theo đúng quy trình.

Quản lý công cụ, dụng cụ, tài sản được giao

  • Phối hợp với các bộ phận liên quan khác để kiểm kê các loại công cụ, dụng cụ, tài sản, máy móc ở trong bếp.
  • Hướng dẫn, giám sát việc sử dụng, bảo quản tài sản, máy móc và dụng cụ trong bếp của nhân viên.

Quản lý nhân sự bộ phận bếp

Quản lý nhân sự bộ phận bếp
  • Phối hợp với bộ phận nhân sự để tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo nhân viên bếp
  • Hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên bếp
  • Thiết lập các chính sách quy định trong bếp cho từng công việc và vị trí.
  • Phổ biến các quy định, chính sách, thủ tục hành chính nhân sự của khách sạn, nhà hàng cho nhân viên bếp.
  • Sắp xếp lịch làm việc hợp lý cho nhân viên, linh hoạt trong việc điều động nhân viên, bố trí ngày nghỉ, phép cho nhân viên.
  • Tổ chức họp với bếp phó, trưởng ca, bếp chính hàng ngày để phân công nhiệm vụ và tìm giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ.
  • Đánh giá hiệu suất, kết quả công việc của toàn bộ nhân viên trong bộ phận và góp ý về các khóa đào tạo, đào tạo chéo, thăng tiến, tạo điều kiện để nhân viên phát huy hết khả năng, phản hồi khi nhân viên lên ý tưởng và chế biến món mới.

Trực tiếp chế biến và nấu món

Trực tiếp chế biến và nấu món
  • Nhận order từ bộ phận nhà hàng
  • Trực tiếp phân công, giám sát nhân viên bếp chế biến, nấu các món ăn.
  • Trực tiếp nấu các món ăn nếu khách yêu cầu hoặc thấy cần thiết

Tham gia hoạt động kinh doanh

  • Phối hợp với Giám đốc Bộ phận Ẩm thực (F&B Manager), Bộ phận Kinh doanh & Tiếp thị và Ban Giám đốc để lập kế hoạch và phát triển các ý tưởng kinh doanh, ý tưởng thực đơn và các chương trình khuyến mãi.
  • Thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Tư vấn thực đơn cho khách hàng sao cho phù hợp với giá cả và sự hài lòng khách hàng.
  • Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng, sau đó thảo luận với giám sát nhà hàng và quản lý nhà hàng khi xây dựng thực đơn mới.

Giải quyết những khiếu nại của khách hàng liên quan đến bếp.

Phối hợp với các bộ phận

  • Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để thực hiện tốt các công việc được giao.
  • Thường xuyên tham dự những cuộc họp của trưởng bộ phận và bộ phận ẩm thực.

Báo cáo

  • Lập báo cáo chi phí ăn uống hàng ngày cho phòng kế toán
  • Lập báo cáo định kỳ về kế hoạch làm việc và chi phí ăn uống cho Quản lý nhà hàng hoặc Quản lý khách sạn.

Học bếp trưởng đào tạo ở đâu tốt nhất

Hiện nay có rất nhiều chuyên ngành đào tạo đầu bếp, trong đó trường Saigontourist là một trong những trường đào tạo uy tín và chất lượng. Cơ sở vật chất hiện đại, lộ trình học tập rõ ràng với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm thực tế, từng làm việc tại các nhà hàng/khách sạn nổi tiếng trong nước và quốc tế, đạt các giải thưởng, chứng chỉ danh giá tại các kỳ thi quốc tế, tu nghiệp tại nước ngoài.

Học bếp trưởng đào tạo ở đâu tốt nhất

Sau khi được đào tạo tại trường, học viên sẽ nắm vững, hiểu và vận dụng một số kiến thức về kỹ thuật sơ chế nguyên liệu, phối hợp nguyên liệu, nêm nếm, phương pháp nấu, kỹ thuật nấu… để chế biến các loại nước dùng, nước sốt, súp. Hiểu và vận dụng kiến thức về sinh lý dinh dưỡng trong quá trình chế biến món ăn.

Tiếp thu các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức về việc quản lý, quản lý nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Quản lý tác nghiệp, kế toán định mức, quản lý chất lượng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, quản lý nhân sự, v.v.

Kết luận

Tóm lại, nếu bạn đang tìm kiếm nơi đào tạo bếp trưởng uy tín và chất lượng, Trường Saigontourist là lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua. Mang đến cho bạn một trải nghiệm học tập chuyên nghiệp, giúp bạn phát triển kỹ năng nấu nướng và quản lý bếp. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại,...

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn để trở thành một bếp trưởng chuyên nghiệp trong tương lai.

0/5 (0 votes)
Liên Hệ