Hiện nay, Hospitality được coi là một trong những ngành phát triển năng động nhất. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn khá mới mẻ khi chỉ mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam hơn chục năm nay.
Vậy bạn có biết Hospitality là gì? Tiềm năng của ngành học này ra sao? Bài viết dưới đây, Trường Saigontourist sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
"Hospitality" là thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ các ngành dịch vụ tổng hợp dành cho khách hàng. Trong tiếng Anh, "Hospitality" cũng có nghĩa là lòng mến khách. Vì thế, nó mang nghĩa là sự tiếp đón, đối đãi thân thiện và hào phóng với những khách hàng từ xa đến hoặc là khách lạ.
Cho đến nay, rất có thể mọi người vẫn nhầm lẫn rằng từ "Hospitality" là chỉ ngành khách sạn - du lịch. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn, ngành này rộng hơn rất nhiều với 3 lĩnh vực chính không thể bỏ qua, đó là:
Khi đã hiểu Hospitality là gì, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu ngành Hospitality management.
Hospitality Management được hiểu là ngành Quản trị Khách sạn và Du lịch. Đây là ngành học rất phổ biến trên thế giới. Ngành này liên quan đến quản lý khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch, trung tâm hội nghị…
Như vậy, ngành Hospitality management bao gồm các chuyên ngành nhỏ bên trong như quản trị nhà hàng - khách sạn, quản lý nhà hàng, quản lý khu vui chơi, resort…
Nếu vậy, so với ngành Quản trị kinh doanh (QTKD), Hospitality Management cũng sẽ giúp sinh viên hiểu được cấu trúc và cách vận hành của doanh nghiệp/tổ chức. Đồng thời sinh viên sẽ được học kiến thức về quản lý, tư duy phản biện, làm việc nhóm,… Đặc biệt nhất, chương trình đào tạo Hospitality management sẽ tập trung vào mảng khách sạn và dịch vụ khách hàng (customer service).
Được đánh giá là ngành công nghiệp không khói trị giá hàng tỷ USD, ngành Hospitality chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế ở các nước phát triển. Thậm chí còn là một ngành mũi nhọn ở một số quốc gia như Thụy Sĩ, Singapore.
Tại Việt Nam, ngành Hospitality đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi một lượng lớn nhân sự chất lượng cao. Thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam cần tuyển thêm 25.000 nhân sự mới cho ngành này. Hầu hết các công ty hiện nay đều có bộ phận dịch vụ khách hàng, tạo cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho ngành học này.
Nếu bạn tốt nghiệp ngành Hospitality, đây là một số nghề nghiệp liên quan mà bạn có thể theo đuổi:
Nhà hàng
Bạn có thể trở thành nhân viên trong các cơ sở ẩm thực, nhà hàng. Từ chuỗi nhà hàng quốc tế sang trọng đến nhà hàng địa phương, chuỗi thức ăn nhanh. Có vô số vị trí mà bạn có thể lựa chọn như: đầu bếp, phụ bếp, nhân viên pha chế, quản lý nhà hàng/bar…
Nhân viên resort/khách sạn
Từ khách sạn, resort 5 sao đến khách sạn, nhà nghỉ bình dân. Có rất nhiều vị trí công việc mà bạn có thể ứng tuyển. Chẳng hạn như: lễ tân, nhân viên buồng phòng cho đến các vị trí quản lý cấp cao…
Các công ty lữ hành - Travel Agency
Bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn du lịch tại các công ty du lịch và lữ hành. Công việc của bạn là giúp khách hàng tạo một kế hoạch du lịch phù hợp với họ và biến nó thành hiện thực. Hoặc bạn cũng có thể làm việc ở các vị trí khác như: bán tour, thiết kế tour, hướng dẫn viên du lịch...
Tổ chức sự kiện
Bạn có thể tham gia tổ chức nhiều loại hình sự kiện như hội nghị, party, tiệc cưới, nhạc hội,...
Tiếp viên hàng không: Công việc của bạn là chăm sóc sự an toàn và thoải mái của hành khách trên mỗi chuyến bay.
Spa và thẩm mỹ viện
Trở thành chuyên gia trong spa và thẩm mỹ viện. Nhiệm vụ của bạn là chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho khách hàng.
Nhân viên/ Bồi bàn trong casino
Quản lý các câu lạc bộ thể thao và giải trí
Trong mọi ngành nghề, để có thể thành công bạn cần phải trang bị kiến thức nền tảng về ngành mà bạn theo đuổi. Hãy quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và người quản lý của bạn. Ngoài ra, hãy tham gia đầy đủ các khóa đào tạo kỹ năng chuyên môn do tổ chức hoặc đơn vị thứ ba cung cấp để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của bạn.
Một người làm trong ngành dịch vụ chuyên nghiệp là người có khả năng quan sát và bao quát mọi vấn đề đang xảy ra xung quanh mình. Bạn cần biết cách quan sát để nắm bắt tâm trạng của khách hàng. Nhằm thuận lợi và dễ dàng giao tiếp với khách hàng hơn.
Tính chất công việc của ngành Hospitality luôn yêu cầu giao tiếp để phục vụ khách hàng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với những người làm ngành này. Hãy luôn niềm nở, thân thiện khi giao tiếp với khách hàng dù bạn đang phải xử lý những tình huống khó khăn nhất. Một nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.
Khi làm việc trong ngành Hospitality, bạn sẽ phải phục vụ và giao tiếp với khách nước ngoài hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Vì vậy, nếu bạn thành thạo ít nhất một ngoại ngữ thứ hai, đó sẽ là một lợi thế giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp làm việc trong ngành.
Khi giải quyết một vấn đề phát sinh, bạn hãy xem xét kỹ lưỡng các ý kiến của khách hàng để bày tỏ sự tôn trọng. Biết cách lắng nghe cũng sẽ giúp bạn đưa ra cách xử lý tình huống phù hợp.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, tất cả các thao tác quản lý khách sạn, nhà hàng, phòng vé đều được hợp nhất lại trong một phần mềm quản lý trực tuyến. Nếu bạn chưa tốt về kỹ năng sử dụng máy tính, hãy trau dồi thêm kỹ năng để có thể xử lý tình huống dễ dàng hơn nhé.
Người làm ngành Hospitality có thể làm hành chính hoặc làm theo ca. Tuy nhiên, khi làm việc trong ngành này, giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi của bạn có thể không giống như người khác.
Ví dụ, trong các dịp nghỉ lễ, khi mọi người đổ xô đi du lịch thì bạn phải đi làm. Thậm chí còn phải làm việc với cường độ cao để phục vụ khách hàng trong mùa cao điểm. Bạn chỉ có thời gian nghỉ phép khi mọi người đã quay trở lại làm việc.
Mức đãi ngộ sẽ tùy thuộc vào từng công ty, từng vị trí cũng như năng lực của từng cá nhân. Tuy nhiên, ngành Hospitality luôn là một trong những ngành có mức độ đãi ngộ tốt nhất.
Theo báo cáo của Hotel Careers (năm 2019), mức lương trung bình của một nhân sự trong ngành khách sạn dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Đối với cấp quản lý, giám sát mức lương trung bình khoảng 25 triệu đồng/tháng. Nếu được ra nước ngoài làm việc hoặc làm việc trong một khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài thì con số này có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng.
Do đặc thù của ngành Hospitality nên khách hàng của ngành này có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Có thể nói, làm việc trong ngành Hospitality chính là một tấm vé thông hành quốc tế trên con đường sự nghiệp của bạn.
Nếu bạn là một người thích giúp đỡ mọi người, muốn làm người khác vui vẻ, hạnh phúc thì ngành khách sạn đích thị là dành cho bạn. Suy cho cùng, ý nghĩa của Hospitality là phục vụ khách hàng, làm thỏa mãn nhu cầu. Từ đó, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.
Nhược điểm của ngành này là tương đối vất vả và người trong nghề cũng phải đánh đổi nhiều thứ. Chẳng hạn, phải làm ca đêm - tăng ca nên ăn uống thất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ít có thời gian ở bên gia đình do đi làm xa. Đặc biệt là không có thời gian nghỉ ngơi vào các dịp lễ tết, mà chỉ được nghỉ ngơi khi mọi người đi làm trở lại...
Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều trường đào tạo ngành Hospitality với đa dạng các cấp độ từ trung cấp, cao đẳng đến đại học. Có thể kể đến một số cái tên như: Đại học RMIT, trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Tôn Đức Thắng,...
Hiện tại, Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist đang tuyển sinh khóa học dành cho các bạn trẻ mong muốn bước vào ngành Hospitality. Các khóa học như: Quản lý nhà hàng - khách sạn, quản lý kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống, pha chế, nghiệp vụ nhà hàng & khách sạn,...
Trên đây là tất cả những thông tin xoay quanh câu hỏi “Hospitality là gì?”. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Hospitality cũng như tiềm năng của ngành học này. Chúc bạn sẽ có một sự nghiệp thành công trong ngành Hospitality!