Kinh doanh cà phê trở nên ngày càng phổ biến, nhưng bí quyết để bắt đầu kinh doanh hiệu quả tránh những thất bại không đáng có liệu bạn có đang nắm chắc. Bạn có hoài bão, ước mơ và quyết tâm vững vàng. Như thế chưa đủ. Hãy hoàn thiện bản thân bằng những kinh nghiệm dưới đây – những kinh nghiệm dành riêng cho bạn – giúp bạn có cái nhìn bao quát về các vấn đề gặp phải khi mở một quán cà phê của riêng mình.
Hôm nay, trường Saigontourist sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản khi mở quán cà phê trong bài viết dưới đây nhé !
Về cơ bản bước này các bạn cần thực hiện thăm dò, khảo sát thị trường để đưa ra cho mình định hướng kinh doanh tốt nhất để lên kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết.
Về thị trường:
- Đối thủ của bạn là ai?
- Họ bán cái gì?
- Giá bán trung bình của họ bao nhiêu?
- Họ mở ở địa điểm nào?
Về khách hàng:
- Khách hàng mục tiêu là ai?
- Độ tuổi khách hàng mục tiêu?
- Nghề nghiệp chính của họ?
- Khả năng chi trả cho sản phẩm?
- Thói quen tiêu dùng?
Bạn cần lên kế hoạch thật chi tiết xem bạn sẽ mở quán cà phê theo mô hình gì, phong cách nào, phục vụ đối tượng nào…Bạn cũng cần dự đoán được rằng hình thức kinh doanh của mình có phù hợp trong tương lại không. Nó có thể nhân rộng ra và đáp ứng nhu cầu của xã hội được không?
- Bạn bán cái gì, cho nhóm đối tượng nào?
- Định vị thương hiệu sản phẩm trên thị trường ra sao?
- Mô hình kinh doanh có gì khác biệt với nhóm đối thủ cạnh tranh?
- Bạn tự mở mới hay sử dụng hình thức nhượng quyền thương hiệu?
Kế hoạch kinh doanh ngày càng chi tiết thì các bạn càng dễ dàng thực hiện, bạn phải xác định được định hướng kinh doanh của mình qua hai yếu tố:
- Kế hoạch xây dựng quán: sức chứa của quán là bao nhiêu, diện tích mong muốn, menu đồ uống gồm những gì, mức giá bán, bao giờ thì thuê nhân viên, sau bao lâu thì đi vào hoạt động,…
- Chỉ tiêu doanh số mong muốn: doanh thu mong muốn/tháng, dự định bao lâu thu hồi vốn, có thể chịu được thua lỗ trong bao nhiêu tháng,…
Những mô hình phổ biến và phát triển hiện nay :
- Mô hình café take away
- Mô hình café vỉa hè truyền thống
- Mô hình café hiện đại thể hiện sự sáng tạo và cá tính của người chủ: café sân vườn, café vintage, café sân thương, café thú cưng…
- Mô hình café âm nhạc
- Mô hình các chuỗi café
- Mô hình café phim
- Mô hình café văn phòng…
Có hai hình thức kinh doanh cafe phổ biến hiện nay là nhận nhượng quyền từ một thương hiệu có tiếng và tự mở lên một thương hiệu hoàn toàn mới. Với hình thức tự kinh doanh các bạn sẽ được làm chủ với toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quán café của mình. Đối với hình thức nhượng quyền thì bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền nhất định để được kinh doanh dưới tên thương hiệu mà người khác đã xây dựng. Tất cả mọi thứ đều có sẵn mô hình của thương hiệu bạn sẽ chỉ cần sao chép và làm theo đúng hướng dẫn là được.
Lập kế hoạch chi tiết để bạn cân đo các chi phí sao cho hợp lý, dưới đây là một vài chi phí :
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí xây dựng
- Chi phí thiết kế và trang trí nội thất
- Chi phí đầu tư cho trang bị thiết bị, dụng cụ
- Chi phí đầu tư cho nguyên vật liệu
- Chi phí duy trì quán
- Chi phí Marketing
- Chi phí thuê nhân viên và đăng ký kinh doanh
- Diện tích: Tùy theo nhu cầu kinh doanh cũng như tiềm lực tài chính để cân nhắc lựa chọn diện tích phù hợp.
- Khách hàng mục tiêu: Khu vực mở quán nhất định phải có nhóm khách mục tiêu.
- Chỗ để xe: Ngoài chỗ để xe cố định ví dụ như trước cửa hàng hoặc đối diện bên đường thì chủ quán có thể thuê những địa điểm rộng hơn gần đó để tiện cho khách hàng khi đến quán.
- Mật độ lưu thông: Chủ quán cần cân nhắc lựa chọn những địa điểm như đã nói không quá chật hẹp, nằm trong khu vực ít tắc đường, có chỗ để xe không gây bất tiện cho khách hàng khi uống cafe.
- Giá thuê: Giá thuê địa điểm tùy thuộc vào diện tích địa điểm mà chủ quán thuê. Xét theo kinh phí mở quán để bạn thuê địa điểm cho phù hợp
- Nội thất phù hợp với concept quán.
- Lối đi chính thoáng rộng, tránh những vật dụng gây đổ vỡ.
- Phong thủy của những vật dụng trang trí, hướng cửa,…
Tùy thuộc vào quy mô của quán mà bạn có thể tuyển dụng nhân viên một cách phù hợp. Tuy nhiên bạn phải có những nhân sự cố định như quản lý, nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ…Sau khi tuyển dụng nhân viên còn tiến hành đào tạo để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy.
Để có được một kế hoạch marketing chuyên nghiệp các bạn cần thực hiện 8 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Tìm hiểu về thị trường. Nghiên cứu thị trường giúp chủ đầu tư nắm được đối tượng mình đang nhắm đến. Phân tích khả năng thị trường đó có đủ lớn để tạo ra lợi nhuận hay không
- Bước 2: Tìm hiểu về khách hàng mục tiêu. Đối tượng là ai? Họ sẽ có thói quen, nhu cầu chi tiêu như thế nào để lên được kế hoạch marketing chi tiết.
- Bước 3: Lựa chọn phân khúc đối tượng khách hàng mà quán café muốn hướng đến.
- Bước 4: Tìm hiểu về đối tượng cạnh tranh để biết được điểm mạnh, điểm yếu từ đó có phương án bán hàng tốt hơn.
- Bước 5: Xác định được ưu thế cạnh tranh của quán so với đối thủ xung quanh để có thể đưa ra được kế hoạch marketing hoàn thiện hơn.
- Bước 6: Xây dựng thông điệp marketing. Thông điệp này cần ngắn gọn, xúc tích và truyền tải được mong muốn của bạn đối với khách hàng.
- Bước 7: Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Hiện nay, các quán café có thể sử dụng các kênh truyền thông như: quảng cáo trên facebook, quảng cáo qua poster, tiktok, website…
- Bước 8: Lập bảng kế hoạch tài chính phục vụ mục đích marketing. Tùy vào mục tiêu và điều kiện mà các bạn cần xây dựng bảng kê hoạch tài chính với con số phù hợp.
Vậy là trường Saigontourist đã chia sẻ cho bạn những kiến thức cơ bản về những điều cần biết khi mở quán cà phê. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về kinh doanh để hoàn thiện kiến thức của bản thân.
Bạn cũng có thể theo dõi website của Trường Saigontourist để tham khảo thêm nhiều kiến thức nhé!