Ngành du lịch và lữ hành đang là một trong những lĩnh vực được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Mức lương ngành Quản trị du lịch và lữ hành hiện nay là bao nhiêu? Học ngành này có thể làm việc gì?
Nếu bạn đang có những thắc mắc trên thì hãy cùng Trường Saigontourist tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch và lữ hành. Toàn bộ cách thức hoạt động, nhu cầu du lịch hay thói quen của khách cũng đều thay đổi. Theo số liệu của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR), xu hướng ngành du lịch và lữ hành hiện nay dịch chuyển và thay đổi theo hướng:
Đây là lẽ tất yếu, vừa giúp du khách được tham quan vừa hạn chế tiếp xúc để phòng chống dịch bệnh. Mô hình này có nghĩa là hạn chế tối đa sự va chạm giữa con người với con người. Đồng thời, trí tuệ nhân tạo, sinh trắc học, công nghệ thông tin được áp dụng để tự động hoá các quy trình thủ tục.
Xu hướng du lịch hạn chế các thao tác chạm giữa người với người, người với máy móc (Nguồn: Internet)
Từ việc đặt vé máy bay, phòng khách sạn, thủ tục check in đều có thể được quản lý bằng danh tính kỹ thuật số. Trong tương lai, các công ty du lịch nói riêng và cả ngành Quản trị du lịch và lữ hành nói chung đều chuyển hướng cung cấp dịch vụ không chạm cho mọi hoạt động trong ngành.
Hiện nay, vẫn còn nhiều quốc gia chưa mở cửa biên giới cho hoạt động du lịch. Những nước đã mở cửa thì công tác kiểm dịch khá gắt gao, yêu cầu quy định chặt chẽ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc du lịch quốc tế. Không những vậy, chi phí thuê khách sạn, vé máy bay cũng tăng cao chóng mặt.
Nhiều khách du lịch ưu tiên du lịch trong nước(Nguồn: Internet)
Trong khi đó, các chặng bay nội địa lại được ưu đãi giá vé hợp lý hơn nhiều. Điều này tác động đến xu hướng du lịch, dịch chuyển từ quốc tế sang nội địa. Khách ưu tiên lựa chọn điểm đến trong nước hoặc trong khu vực để giảm thiểu chi phí và đảm bảo an toàn sức khỏe. Ví dụ người Pháp đi du lịch trong châu Âu, người Việt Nam du lịch châu Á hoặc Đông Nam Á.
Ngay cả khi đại dịch đang được kiểm soát, du khách vẫn có tâm lý e dè khi lựa chọn địa điểm du lịch. Các không gian mở như công viên quốc gia, bãi biển, khu cắm trại gần gũi thiên nhiên, khu bảo tồn hoang dã vẫn là ưu tiên hàng đầu của khách du lịch vì dễ dàng tuân thủ giãn cách xã hội. Trong khi đó, không gian trong nhà giảm lượng khách khá nhiều.
Địa điểm du lịch rộng lớn, thông thoáng là xu hướng ngành du lịch hiện nay (Nguồn: Internet)
Không riêng gì ngành du lịch mà mọi lĩnh vực khác đều trở nên linh hoạt hơn sau đại dịch. Đây là điều tất yếu vì việc linh động sẽ giúp dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh, giúp doanh nghiệp tồn tại sau khủng hoảng đại dịch. Hiện tại và tương lai, khách hàng được ưu tiên nới lỏng các quy định về việc đổi lịch, huỷ phòng, hoàn tiền vé,...
Trước khi tìm hiểu mức lương ngành Quản trị du lịch và lữ hành, hãy cùng xem thử ngành nghề này có những ưu điểm gì nổi bật để bạn lựa chọn theo đuổi trong tương lai nhé:
Bên cạnh ăn uống và làm đẹp, du lịch hưởng thụ cũng là nhu cầu quan trọng của con người. Theo World Travel and Tourism Council (Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới), ngành du lịch và lữ hành đang “khát” nhân lực trầm trọng. Trong năm 2023, ngành cần hơn 113.000 người. Con số này ở thị trường Việt Nam là khoảng 45.000 người.
Ngành du lịch và lữ hành có nhiều cơ hội nghề nghiệp (Nguồn: Internet)
Có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng của ngành đang rất mạnh mẽ. Khi lựa chọn theo đuổi ngành du lịch và lữ hành, bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế.
Bên cạnh việc mức lương ngành Quản trị du lịch và lữ hành khá cao thì sự đa dạng trong vị trí việc làm cũng là ưu điểm vượt trội của ngành này. Sau khi tốt nghiệp ngành du lịch và lữ hành, sinh viên có thể làm việc ở những vị trí như:
Vị trí công việc trong ngành du lịch và lữ hành đa dạng (Nguồn: Internet)
Ưu điểm khác của ngành Quản trị du lịch và lữ hành là chương trình học thú vị, hấp dẫn, bám sát thực tế. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức đại cương như mọi ngành học khác, sinh viên ngành du lịch sẽ được những môn học chuyên môn. Ví dụ như thiết kế, tính giá và bán tour du lịch, tâm lý khách hàng, tổ chức sự kiện, sơ cấp cứu, marketing du lịch,...
Đặc biệt, sinh viên còn được tham gia trải nghiệm các chuyến đi, tour du lịch thực tế. Từ việc trực tiếp học hỏi kinh nghiệm, xem cách xử lý tình huống thực tế, sinh viên có cái nhìn đa chiều hơn và bước đầu làm quen với ngành nghề.
Sinh viên được tham gia tour du lịch thực tế để trải nghiệm (Nguồn: Internet)
Mức lương ngành Quản trị du lịch và lữ hành hiện nay bao nhiêu là thắc mắc chung của nhiều bạn trẻ khi tìm hiểu về ngành. Đứng trước tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cũng như nhu cầu hưởng thụ của khách hàng, cơ hội việc làm và mức lương của ngành này cũng tăng nhanh không kém.
Bình quân, một nhân sự trong ngành du lịch và lữ hành có mức lương giao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Nếu mới bước vào nghề, sinh viên không nên quá quan tâm mức lương ngành Quản trị du lịch và lữ hành bao nhiêu. Thay vào đó, bạn hãy ưu tiên tập trung trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm.
Mức lương ngành Quản trị du lịch và lữ hành khá cao so với mặt bằng chung (Nguồn: Internet)
Một số yếu tố tác động đến mức lương ngành Quản trị du lịch và lữ hành như:
Mức lương ngành Quản trị du lịch và lữ hành của mỗi người không giống nhau vì bị tác động bởi nhiều yếu tố (Nguồn: Internet)
Mong rằng, bài viết này đã mang đến cho bạn một góc nhìn chân thực, chi tiết hơn về xu hướng phát triển và mức lương ngành Quản trị du lịch và lữ hành hiện nay. Nếu bạn muốn tìm hiểu về khóa học Quản trị lữ hành của Trường Saigontourist, hãy liên hệ ngay số hotline 1800558827 để được tư vấn chi tiết nhất!