Trong ngành dịch vụ và du lịch, mỗi chức vụ và mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự chuyên nghiệp và sự hài lòng của khách hàng. Trong đó, Steward cũng đóng vai trò quan trọng không kém khi họ cũng chịu trách nhiệm kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ, và vật dụng trong nhà hàng hoặc khách sạn.
Trong bài viết dưới dưới đây, Trường Saigontourist sẽ nói rõ hơn cho bạn biết được Steward là gì cũng như công việc cụ thể và mức lương của một nhân viên Steward.
Steward là người rửa bát trong khu vực bếp của nhà hàng, khách sạn, resort,… Nhiệm vụ của Steward là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực sơ chế thực phẩm, khu bếp và các dụng cụ như bát, đĩa, muỗng nĩa. … trong phạm vi công việc được phân bổ.
Với vai trò quan trọng này, Steward cần nắm vững các quy trình và tiêu chuẩn vệ sinh, đảm bảo an toàn và chất lượng món ăn cho khách hàng. Ngoài ra, Steward cần phải là một người có kỹ năng quản lý, tổ chức công việc tốt, kiểm soát lượng hàng tồn kho và lập kế hoạch sử dụng đồ dùng trong nhà hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Do đó, vai trò của Steward là rất quan trọng trong ngành nhà hàng và đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành này.
Nhận bát, đĩa, nĩa, thìa… bẩn từ bộ phận Phục vụ, chú ý để riêng đồ đã sử dụng với đồ sạch.
Rửa bát đĩa theo quy trình do nhà hàng hướng dẫn, đảm bảo đúng tiêu chuẩn vệ sinh.
Giặt tay trực tiếp với những đồ không giặt được bằng máy.
Phơi khô dụng cụ và phân loại bát, đĩa, thìa, ly… sau khi rửa xong sắp xếp vào đúng nơi quy định.
Bảo vệ vật dụng, đảm bảo mọi thứ không bị sứt mẻ, trầy xước hay bể, vỡ…
Kiểm tra và báo cáo tình trạng các hạng mục cho cấp trên để có hướng xử lý kịp thời.
Sắp xếp thời gian để kịp tiến độ công việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư, dụng cụ cho các bộ phận liên quan.
Thực hiện thao tác theo các hướng dẫn vận hành trước đó.
Quản lý nhiệt độ nước khi làm việc, lượng hóa chất hợp lý, đúng liều lượng, đảm bảo an toàn cho cả nhân viên Steward và khách hàng.
Kiểm tra, theo dõi năng suất máy hàng ngày để đảm bảo hiệu suất làm việc.
Kịp thời phát hiện và báo cáo cấp trên nếu có hư hỏng cần sửa chữa.
Làm sạch các thiết bị nhà bếp như lò nướng, lò vi sóng, cống, bộ lọc, v.v.
Vệ sinh toàn bộ khu vực Bếp ít nhất 2 lần/ca, đặc biệt là khu vực bồn rửa, nơi làm việc chính của Steward.
Chịu trách nhiệm bảo quản các công cụ làm việc được giao.
Hỗ trợ giám sát, kiểm tra chất lượng tổng thể khu vực Bếp.
Đề xuất bổ sung vật tư, dụng cụ vệ sinh Bếp để đảm bảo chất lượng công việc.
Tại một số nhà hàng, khách sạn quy mô nhỏ, Stewards thường không sử dụng máy rửa bát mà phải rửa trực tiếp bằng tay. Theo tìm hiểu, hiện nay mức lương trung bình của Steward tại nhà hàng – khách sạn dao động từ 3,5 – 5 triệu đồng/tháng, chưa kể thưởng, phụ cấp và các chế độ khác.
Để đáp ứng yêu cầu công việc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, người Tiếp viên phải có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chu đáo, cẩn thận, nhiệt tình, trung thực và đặc biệt là chịu được áp lực công việc cao. (đặc biệt là các ngày cuối tuần, khuyến mãi, lễ tết,...). Ngoài ra, bạn cũng cần phải có quyết tâm, lòng yêu nghề, ý chí cầu tiến thì mới có thể gắn bó lâu dài với nghề.
Thăng tiến nghề nghiệp: Nhân viên Steward còn có thể thăng tiến lên những vị trí cao hơn trong nhà hàng, khách sạn như Nhân viên Bếp, Đầu bếp hay Quản lý Nhà hàng. Để đạt được điều này, Stewart cần trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm trong ngành bếp và ăn uống.
Cơ hội học tập và đào tạo: Hiện nay có nhiều nhà hàng và khách sạn đang tạo ra những chương trình đào tạo và học tập cho nhân viên của mình, có cả Steward. Điều này giúp Steward nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình, đồng thời có thể dẫn đến sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Cơ hội làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau: Với nhu cầu ngày càng tăng đối với ngành dịch vụ du lịch và ẩm thực tại Việt Nam, nhiều nhà hàng, khách sạn đang mở rộng hoạt động tại các địa điểm khác nhau. Điều này tạo cơ hội cho Steward được làm việc và trải nghiệm công việc tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp cả nước.
Tăng thu nhập: Nếu nhân viên Steward có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tốt hiệu quả, họ có thể có cơ hội tìm được công việc với mức lương tốt hơn và nhiều phúc lợi hấp dẫn hơn.
Tóm lại, Steward đóng vai trò quan trọng. Công việc của một steward không chỉ bao gồm việc duy trì sự sạch sẽ và an toàn cho khu vực làm việc, mà còn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, Steward có thể trao dồi kỹ năng, kiến thức, nâng cao tay nghề của mình sẽ nhận được cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
Hy vọng qua bài viết trên, Trường Saigontourist sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về Steward. Và nếu như bạn đang có niềm đam mê với khối ngành dịch vụ du lịch thì Steward là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn.