TRƯỜNG TRUNG CẤP DU LỊCH & KHÁCH SẠN
SAIGONTOURIST

Call 1800 558 827

Đối với một đất nước có tiềm năng về ngành du lịch và dịch vụ như Việt Nam. Các ngành nghề liên quan đến du lịch, nhà hàng - khách sạn được nhiều người lựa chọn. Chính vì thế, các tiêu chuẩn của ngành nghề này được ra đời để có thể phát triển được chất lượng nghiệp vụ của ngành. Trong đó, tiêu chuẩn VTOS ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho ngành du lịch của nước nhà.

Vậy tiêu chuẩn VTOS là gì và vai trò của tiêu chuẩn VTOS. Mời các bạn cùng Trường Saigontourist tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!

Tiêu chuẩn VTOS là gì?

Thuật ngữ VTOS (Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) là viết tắt của cụm từ Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, là bộ tiêu chuẩn kỹ năng cần thiết cho nghề Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn nhằm phát triển phẩm chất nghề nghiệp của các nghề này.

tiêu chuẩn VTOS

VTOS được xây dựng bởi các chuyên gia quốc tế và Việt Nam, được Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch (VTCB) thẩm định, phê duyệt và phát hành vào năm 2007. VTOS ra đời nhằm xây dựng và đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam với những tiêu chuẩn được quy định chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành.

Bộ tiêu chuẩn này bao gồm: 10 tài liệu hướng dẫn và 10 video về kỹ năng nghề, đào tạo kỹ năng cho các nghề Lễ tân, Phục vụ buồng, Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn, Nghiệp vụ du lịch, Đại lý du lịch và lữ hành, Hướng dẫn viên du lịch, Phục vụ ăn uống trên tàu du lịch, Quản lý khách sạn, Vận hành lưu trú nhỏ…

Tiêu chuẩn VTOS gồm những phần nào?

Mỗi tiêu chuẩn sẽ được chia thành 3 phần chính bao gồm:

  • Phần 1: Mô tả chung về thông tin liên quan đến công việc, các chức danh thường được sử dụng và các loại công việc.
  • Phần 2: Gồm một kế hoạch liên hoàn chi tiết và cụ thể hóa các công việc, phần việc kỹ năng và phần việc kiến thức.
  • Phần 3: Mô tả chi tiết tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

Tiêu chuẩn VTOS trong ngành khách sạn

Vtos nghiệp vụ buồng

Bộ tiêu chuẩn của nghiệp vụ buồng phòng VTOS bao gồm các vị trí công việc sau: Nhân viên buồng phòng, giám sát bộ phận buồng phòng, quản lý buồng. Chứng chỉ VTOS nghiệp vụ buồng có 4 cấp, CHK1 (Chứng chỉ nghiệp vụ buồng cấp 1), CHK2 (Chứng chỉ nghiệp vụ buồng cấp 1), CHKS3 (Chứng chỉ giám sát buồng phòng), DEH4 (Chứng chỉ nghiệp vụ quản lý). bộ phận buồng).

VTOS Nghiệp vụ buồng phòng

VTOS nghiệp vụ lễ tân

VTOS nghiệp vụ lễ tân

VTOS trong nghiệp vụ lễ tân thể hiện rõ tiêu chuẩn trong từng vị trí công việc, từ nhân viên lễ tân đến trưởng bộ phận lễ tân. Trong đó có 5 cấp độ, đó là:

  • Bậc 1: Kỹ năng cơ bản hàng ngày, khả năng thực hiện công việc cơ bản trong điều kiện lao động xác định.
  • Bậc 2: Đa dạng về kỹ năng, trách nhiệm cao hơn. Có khả năng làm việc theo nhóm, độc lập trong môi trường đa dạng hơn.
  • Bậc 3: Có kỹ năng giám sát và năng lực chuyên môn cao hơn. Áp dụng các kỹ thuật phức tạp, kiến thức nâng cao trong việc xử lý môi trường làm việc không thường xuyên. Có khả năng lãnh đạo nhóm, trách nhiệm cao hơn với kết quả công việc.
  • Bậc 4: Kỹ năng quản lý chuyên sâu, trình độ lý thuyết tốt. Có khả năng lập kế hoạch và đánh giá công việc của bản thân và nhóm.
  • Bậc 5: Có năng lực chuyên môn rộng, mức độ phức tạp cao. Ứng dụng lý thuyết cho các đơn vị lớn hơn.

Vai trò của tiêu chuẩn VTOS

Đối với các trường đào tạo du lịch

Bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ du lịch Việt Nam VTOS rất được ngành du lịch coi trọng và đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đào tạo du lịch. VTOS được đưa vào giảng dạy cho sinh viên giúp sinh viên có ý thức học tập theo một chuẩn mực. Và hình thành năng lực làm việc chuẩn mực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để khi đi làm thực tế không bị bỡ ngỡ hoặc lạ lẫm trong quá trình tiếp nhận và xử lý công việc tại các nhà hàng, khách sạn lớn.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202303/Images/vai-tro-cua-tieu-chuan-vtos-doi-voi-du-lich-20230318093207-e.jpg

Đối với người học ngành Nhà hàng – Khách sạn

Tiêu chuẩn VTOS cũng là một yếu tố rất quan trọng, người học cần nắm rõ tiêu chuẩn VTOS để tìm được việc làm lương cao trong môi trường làm việc chuyên nghiệp đẳng cấp.

Đối với doanh nghiệp

Tiêu chuẩn VTOS được sử dụng làm thước đo để đánh giá nhân viên trong tuyển dụng, lương hoặc thăng tiến. Đối với ngành dịch vụ nói chung, tiêu chuẩn VTOS đóng vai trò quyết định làm nên hiệu quả của công việc, góp phần nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực.

Đối với lao động ngành du lịch

Tiêu chuẩn VTOS được áp dụng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và yêu cầu công việc thực tế tại doanh nghiệp, giúp công việc được triển khai đầy đủ, logic, đúng quy trình. Tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202303/Images/vtos-doi-voi-nganh-du-lich-20230318093326-e.jpg

Những giá trị mà VTOS mang lại

VTOS là thước đo giá trị, là chứng chỉ nghề nghiệp. Khi học ngành du lịch, khách sạn sẽ được cấp chứng chỉ này. Khi đó người lao động sẽ tìm được việc làm thuận lợi. Hơn nữa, nhờ có tiêu chuẩn VTOS, kỹ năng nghề du lịch ở nước ta đang dần được nâng cao.

Tiêu chuẩn VTOS được sử dụng rộng rãi trong các khách sạn, đại lý du lịch và điều hành tour du lịch. Ngoài ra, nó còn được sử dụng tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo du lịch. Như sau:

  • Công ty lưu trú, du lịch: Sử dụng VTOS để xây dựng tiêu chuẩn năng lực trong quá trình làm việc của nhân viên. Còn dùng để đào tạo, huấn luyện nhân viên. Ngoài ra còn dùng để đánh giá công việc của nhân viên theo tiêu chuẩn.
  • Cơ sở dạy nghề: Sử dụng tiêu chuẩn VTOS để thiết kế, xây dựng giáo trình hoàn chỉnh. Tiêu chuẩn này xác định kiến thức, kỹ năng và hành vi trong việc làm trong tương lai.

Kết luận

Tóm lại, tiêu chuẩn VTOS là một tiêu chuẩn quan trọng đối với các nhân sự trong ngành nhà hàng - khách sạn. Để có thể nắm rõ các kỹ năng và hành nghề một cách chuyên nghiệp thì không thể bỏ qua tiêu chuẩn này.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về các kỹ năng cần thiết cũng như nắm bắt được quy trình để thực hiện chúng một cách hiệu hiệu quả nhất.

0/5 (0 votes)
Liên Hệ