Lươn là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền và ẩm thực hiện đại. Tuy nhiên, lươn cũng là một loại thực phẩm khó chế biến, vì có mùi tanh và nhớt khó làm sạch. Nếu bạn đang tìm kiếm những cách chế biến lươn ngon không bị tanh đơn giản, hãy tham khảo bài viết này. Trường Saigontourist sẽ giới thiệu cho bạn top 5 cách chế biến lươn ngon nhất, cùng với những bí quyết làm sạch lươn hiệu quả.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gram thịt lươn có chứa khoảng 18,7 gram protein, 0,9 gram chất béo, 150 miligam phospho, 39 miligam canxi, 1,6 miligam sắt, vitamin A, vitamin D, các vitamin B1, B2, B6 và PP. Thịt lươn có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các loại thịt cua, hến, tôm đồng...
Thịt lươn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như:
• Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Thịt lươn có chứa nhiều chất chống oxy hóa, như lycopene, beta-carotene, lutein và zeaxanthin, có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào. Thịt lươn cũng giúp đào thải các độc tố gây ung thư trong đại tràng.
• Phòng ngừa bệnh tim mạch: Thịt lươn có chứa kali, một khoáng chất quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định và ngăn ngừa đột quỵ. Thịt lươn cũng có chứa vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ mạch máu và giảm cholesterol.
• Ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm viêm sưng: Thịt lươn có chứa papain, một enzyme có khả năng phá hủy các protein gây viêm và nhiễm trùng. Papain cũng có tác dụng làm dịu các vết thương, làm lành các vết loét và giảm đau.
• Tốt cho mắt: Thịt lươn có chứa zeaxanthin, một loại chất chống oxy hóa trong đu đủ chín, có khả năng loại bỏ các tia sáng xanh gây hại. Zeaxanthin cũng giúp bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa các bệnh về mắt, như cận thị, loạn thị, mắt mờ và đục thủy tinh thể.
• Điều hòa kinh nguyệt: Thịt lươn có chứa các enzyme có khả năng kích thích sự tiết nội tiết tố nữ. Nó cũng chứa các chất giúp phân hủy estrogen, từ đó, cơ thể hấp thụ protein tốt hơn, giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm các triệu chứng khó chịu trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Phương pháp chế biến
- Rửa lươn sạch bằng chanh, giấm, muối, lóc phi lê lươn loại bỏ máu tanh, Cắt lươn thành từng sợi dài như chiếc đũa. Tách phần xương lươn để riêng nấu nước dùng.
- Xương heo: trụng nước sôi ->rửa sạch ->nấu nước dùng cho trong (3 tiếng)
- Xương lươn: trụng nước sôi ->rửa sạch ->giã nhỏ vào nấu lửa nhỏ (nhưng không bị đục) (1 tiếng)
- Rửa rau sống & rau thơm thật sạch để ráo; Hành răm thái nhỏ
- Ngâm mộc nhĩ trong nước sôi, cắt bỏ gốc, rửa sạch, thái sợi. Hành tỏi băm nhỏ.
Chế biến
- Ướp lươn với 1M nước cốt nghệ + 1M nước mắm + 1/2m tiêu xay + 1m bột ngọt + đường 1/2m + 1m sa tế + 1M hành tím +1m tỏi băm + 1m gừng băm (15 phút – 20 phút)
- Cách làm sa tế kiểu Nghệ An: Ngâm 100g ớt bột khô với 100g nước ấm +1M nước mắm (10 phút). Cho ớt nở hoàn toàn. Phi hành tím thơm, cho ớt vào xào lửa nhỏ trong 15 phút. Khi ớt đã sệt lại là được.
- Phi hành tỏi thơm ->cho lươn vào xào – dùng nhiều đũa xóc 2 tay để lươn không bị nát ->cho mộc nhĩ đã ngâm, rửa thái chỉ vào xào cho đều và thấm gia vị, cho 200ml nước dùng nấu cho sốt hơi sệt lại rồi tắt lửa.
- Lọc nước xương lươn lại thật trong ->trộn nước xương heo đã hầm được cùng với xương lươn
- Nướng gừng + 200gr hành tím cháy xém vỏ -> cạo rửa sạch -> đập dập
- Quế hồi, thảo quả, hạt ngò, tiểu hồi: rang vàng
- Cho hành gừng + gia vị thơm vào túi gia vị cột chặt lại.
- Thả vào nồi nước dùng khi được tiếng thứ 2 ->nấu khoảng 1 tiếng là được.
(Tỷ lệ công thức gia vị nêm nước dùng: 20ml nước xương + 100g đường phèn + 80g muối hột + 200ml nước mắm + 160g bột ngọt)
* Lưu ý: Đảm bảo nước thật sôi mới thả xương lươn vào để nước dùng trong không tanh.
- Trụng miến trong nước dùng, cho ra tô (1 tô miến chuẩn 50g và 300ml nước dùng)
- Cho xốt lươn + hành răm + hạt tiêu rồi chan nước dùng
- Ăn kèm với chanh tương ớt Bắc và ớt sa tế
- Lưu ý
- Miến phải được ăn liền, không được để sợi miến bị nở.
- Cách làm sạch nhớt lươn: đổ toàn bộ tro bếp vào thau đựng lươn, trộn đều.
Một tay cầm chắc đầu lươn, tay kia tuốt toàn bộ phần nhớt và máu của lươn, rửa lại lươn cho thật sạch. Nặn 2 quả chanh, trộn đều để khử phần tanh, rửa lại nước lần nữa cho thật sạch rồi lau khô.
- Lươn phi lê thành sợi dài, ướp với bột nghệ, nước mắm, bột ngọt, nước cốt gừng, hấp lửa lớn 5 đến 7 phút cho lươn chín tới rồi lấy ra để thật nguội.
Chế biến
- Cách búng bột mì để chiên lươn: để lươn ra khay rộng, lần lượt rắc một lớp bột mì mỏng phủ đầy mặt lươn rồi trộn cho đều.
- Cách chiên ngập dầu cho lươn giòn: bắc chảo dầu lên bếp nhiệt độ 1600C.
- Cho lươn vào vỉ chiên lửa vừa, khi thấy lươn nổi lên, có màu vàng nhẹ, thì để lửa lớn cho nhả dầu rồi vớt lươn ra để nguội lươn sẽ giòn và thơm.
* Lưu ý sai hỏng:
- Dùng lớp bột mì mỏng để khi chiên lươn không bị nổ và văng dầu, tránh bị phỏng.
- Bột mì sẽ làm lươn định hình tốt hơn, không bị dính và bể nát.
- Không dùng bột mì nhiều quá sẽ làm lươn không giòn, dễ bị cháy, không ngon.
- Lươn giòn lâu, thịt lươn không khô, vị ngọt tự nhiên, màu vàng đẹp.
- Ăn kèm với món Miến lươn Nghệ An hoặc làm món Gỏi lươn chiên giòn.
Phương pháp chế biến
- Rửa sạch lươn với hỗn hợp có chanh, giấm và muối. Để khử nhớt và mùi tanh từ lươn, để ráo, rút chỉ lươn và cắt khúc vừa ăn.
- Ngâm nở miến, cắt khúc độ 5cm.
- Làm sạch hành tây, xắt múi cau.
- Ngâm nở nấm mèo: cắt miếng độ 1cm.
- Tạo độ sệt cho bột nghệ từ nước thật sôi.
- Băm nhỏ hành tỏi, ớt.
- Xắt nhỏ rau nêm.
Ướp lươn: bột nghệ, 1m hành tỏi, ớt, 3,5m đường, ½ m bột ngọt, ½ m bột cà ri, 2m sả bằm, 1m bột nêm, ½ m muối, 2m dầu màu điều. Để lươn thấm chín mềm và nước hơi sánh.
Bắc chảo dầu nóng phi thơm hành tỏi, cho lươn đã thấm vào xào cho săn và ráo, thêm 2M nước mắm, cho nước dừa vào, khi lươn sôi cho nấm mèo, hành tây, cuối cùng cho sữa béo thực vật, nêm lại vừa ăn.
Cho lươn đã chín ra thố đất nung, rắc rau nêm lên mặt. Dọn kèm với bánh mì và chén muối ớt hoặc nước mắm
Trang trí hài hòa
Dồi lươn là món ăn ngon, lạ và thật hấp dẫn. Trường Saigontourist mong các bạn sẽ thích và trổ tài khéo tay của mình nhé
· Lươn : 0,3 kg/ con
· Thịt ba rọi : 0,2 kg
· Ruột heo khô : 0,02 kg
· Ớt sate : 1M
· Hành tím bằm : 1M
· Sả bằm : 1M
· Tỏi bằm : ½ m
· Tiêu xay : ½ m
· Tiêu xanh : 1M
· Bột ngọt : 1m
· Đường : 2m
· Muối : ½ m
· Bột gà: 1m
· Rau Om : 500 đồng
Lươn làm sạch lấy philê thái nhuyển
Thịt ba rọi bỏ da, cắt nhỏ mang xay
Trộn hành tím bằm + sả bằm + tỏi bằm + ớt satế với thịt ba rọi xay , trộn đều.
Tiêu xanh luộc sơ tách lấy hạt trộn chung với thịt ba rọi + lươn thái nhuyễn, nêm muối , bột gà , đường cho vừa ăn
Nhồi hỗn hợp thịt ba rọi xay và gia vị vào ruột heo khô, làm giống như lạp xưởng thành từng khúc buộc hai đầu thật chặt, kín
Trước khi mang đi nướng lấy tăm nhọn xăm nhiều lổ để khi nướng ruột heo không bị bể, nướng trên than hồng tới khi dồi lươn vàng đều sau đó cắt từng khúc, mang ra dĩa, trang trí đẹp ( tham khảo hình trên )
Dồi lươn ăn kèm với rau om
Dồi lươn có mùi vị thơm ngon, màu vàng đẹp
Vị ngon ngọt của lươn, vị béo của thịt ba rọi, vị thơm thơm của gia vị sả, hành tỏi làm dồi lươn thật hấp dẫn.
Lươn là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng, nhưng cũng khá khó chế biến. Để làm lươn ngon không bị tanh, bạn cần làm sạch nhớt trên thân lươn thật kỹ, và chọn những cách chế biến phù hợp. Hãy tiếp tục ghé website của Trường Saigontourist để tìm hiểu nhiều món ngon nữa.