TRƯỜNG TRUNG CẤP DU LỊCH & KHÁCH SẠN
SAIGONTOURIST

Call 1800 558 827

Từ lâu, các món bánh truyền thống đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người Việt. Không chỉ vậy các loại bánh cổ truyền Việt Nam còn là món quà quê để gợi nhắc về những vùng đất xa xôi. Hay là để làm ấm lòng những người con phải bươn chải ngược xuôi nơi đất khách, xứ người.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/cac-mon-banh-co-truyen-cua-viet-nam-20230417112817-e.jpg

Các món bánh cổ truyền luôn đem đến một hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó quên dù chỉ mới một lần thưởng thức. Hãy cùng Trường Saigontourist điểm qua các loại bánh cổ truyền của Việt Nam trong bài viết này nhé!

Bánh chưng

Bánh chưng là loại bánh đặc trưng gắn liền với văn hóa ẩm thực Việt Nam, thường xuất hiện trong dịp Tết. Sự khéo léo từ cách làm nhân, cách gói lá tạo hình vuông vức và sự công phu trong cách nấu đã tạo nên một chiếc bánh thơm ngon.

Bánh chưng gây thương nhớ với lớp nếp dẻo, lớp nhân là thịt mỡ quyện với đậu xanh dẻo thơm. Ăn cùng với dưa món hay củ kiệu chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-trung-la-loai-banh-truyen-thong-cua-viet-nam-20230417112817-e.jpg

Không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt Nam mà bánh chưng còn chiếm được cảm tình của rất nhiều du khách nước ngoài.

Bánh giầy/ bánh dày

Đã nói đến bánh chưng thì tại sao có thể bỏ qua món bánh dày truyền thống nhỉ? Bánh trắng đẹp, căng tròn bắt mắt. Bánh dẻo, có vị béo nhẹ. Khi ăn, bạn cắt một miếng giò heo (chả lụa) kẹp giữa 2 miếng bánh dày sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-giay-banh-day-20230417112816-e.jpg

Bánh Tét

Nhắc đến các loại bánh cổ truyền Việt Nam thì không thể quên bánh tét. Đây có thể gọi là cặp đôi song hành trong các dịp lễ tết, đặc biệt là Tết Nguyên đán. Nhân bánh truyền thống với nhân đậu xanh mềm, thịt heo béo thơm ngon hòa cùng lớp vỏ nếp dẻo mềm.

Ngoài ra, tùy từng vùng mà nhân bánh tét sẽ có sự thay đổi đôi chút. Như nhân mặn, nhân ngọt, nhân chuối, nhân đậu,…

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-tet-thuong-xuat-hien-vao-dip-tet-nguyen-dan-20230417112816-e.jpg

Từng chiếc bánh tròn được cắt ra sau khi hấp chín, thưởng thức khi còn nóng với dưa chua. Hoặc biến tấu bằng cách chiên ngập dầu, chỉ nhắc đến thôi là bạn đã thấy thèm rồi phải không?

Bánh tiêu

Bánh tiêu vàng với phần vỏ lấm chấm hạt vừng là món bánh thơm ngon được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích từ xa xưa. Bánh được làm từ bột mì đa dụng, men nở, đường và vừng/mè.

Vỏ bánh mềm mềm, giòn giòn, bên trong là lớp bánh xốp xốp, dai dai. Khi ăn, vị ngọt nhẹ hòa quyện với hạt vừng giòn, tạo nên một hương vị khó quên.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-tieu-la-mot-trong-20-mon-banh-co-truyen-cua-viet-nam-20230417112817-e.jpg

Bánh giò

Bánh giò là món bánh phổ biến ở miền Bắc, nhưng cũng rất được lòng người miền Nam. Loại bánh này được ăn vào bất cứ thời điểm nào sáng, trưa, chiều.

Bánh giò nóng hổi với bột gạo tan bọc mộc nhĩ và thịt xay, thỉnh thoảng có thêm trứng cút. Có nhiều nơi ăn kèm bánh giò với nem, chả và dưa leo và thêm chút tương ớt cho đậm đà.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-gio-la-mon-banh-pho-bien-o-mien-bac-20230417112816-e.jpg

Bánh da lợn - bánh chín tầng mây

Trong những món bánh truyền thống Việt Nam thì không thể thiếu bánh da lợn. Đây là một loại bánh ngọt tráng miệng rất được yêu thích của người Nam Bộ.

Bánh có nhiều màu sắc xen kẽ với nhau vô cùng bắt mắt. Thử miếng bánh này bạn sẽ không thể quên được miếng bánh dẻo mềm, ngọt ngọt và thơm phức mùi lá dứa, đậu xanh, khoai môn, sầu riêng,...

Bánh sử dụng nguyên liệu chính là bột gạo, bột năng. Nhờ đôi tay khéo léo của thợ làm bánh nhào trộn, tạo màu và tạo thành những tầng bánh đầy màu sắc.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-da-lon-banh-chin-tang-may-20230417112816-e.jpg

Bánh đúc

Bánh đúc nóng

Mỗi khi thời tiết se lạnh, có một chén bánh đúc nóng thưởng thức ngay không chỉ cứu đói mà còn mang lại cảm giác ấm áp vô cùng!

Bánh đúc nóng hổi, trắng trong, mềm và mọng nước. Kết hợp với phân nhân chiên được nêm nếm đậm đà, thêm chút nước mắm chua ngọt thì phải gọi là tuyệt cú mèo.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-duc-thom-ngon-la-mon-banh-viet-co-truyen-20230417112816-e.jpg

Bánh đúc lạc

Miếng bánh đúc mềm dai, dẻo ngon, kết hợp với nhân đậu phộng bên trong bùi bùi béo béo, chấm cùng chén tương bần mặn mặn ngọt ngọt đậm vị nữa thì tuyệt vời.

Chỉ cần bỏ chút công sức với vài bước đơn giản, bạn đã nhanh chóng có được món bánh đúc lạc thơm ngon hấp dẫn rồi.

Bánh tai heo

Bánh tai heo là một món quà vặt thân thiết gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Những chiếc bánh với hình xoắn ốc như tai heo xinh xắn, giòn rụm không chỉ trẻ con mà người lớn cũng cực kì mê mẩn món ăn vặt này.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-tai-heo-mon-qua-cua-tuoi-tho-20230417112816-e.jpg

Món bánh này sử dụng nguyên liệu chính là bột mì, đường và trứng. Sau khi được đôi tay khéo léo nhào trộn và tạo hình thành những miếng bánh nhỏ với những đường sọc xoáy đan xen, bánh sẽ được đem đi chiên giòn.

Bánh bột lọc

Bánh bột lọc là một loại bánh cổ truyền của Việt Nam có nguồn gốc từ Huế. Bánh được làm bằng cách sử dụng bột sắn đã được tinh chế.

Sau đó đun sôi một phần nhỏ bột hoặc nhào với nước sôi để làm bột. Nhân bánh thường được làm bằng tôm trộn gia vị. Tuy nhiên cũng có thể làm bằng thịt heo hoặc hỗn hợp tôm và thịt heo.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-bot-loc-noi-tieng-cua-xu-hue-mong-mo-20230417112816-e.jpg

Bánh sau khi thành hình được gói trong lá chuối (hoặc không). Được hấp hoặc luộc chín tới rồi nhúng nhanh vào nước lạnh. Khi ăn miếng bánh có độ dai dai kết hợp với nhân tôm thịt đậm đà. Và ngon nhất là ăn cùng với nước chấm.

Bánh tổ

Bánh Tổ được làm từ bột nếp và đường, có vị ngọt dịu, đậm đà. Loại bánh này thường được làm vào dịp Tết nhâm nhi cùng ly trà nóng trong các gia đình xứ Quảng.

Bánh bò

Chắc chắn mọi người Việt Nam đều đã từng thưởng thức hương vị tuyệt vời của những chiếc bánh bò xinh xinh, đủ màu sắc với vị ngọt thanh.

Món bánh này được làm từ các nguyên liệu cơ bản như bột gạo, bột năng, đường và men nở. Ở một số vùng, đường thốt nốt được sử dụng để tạo màu nâu ngà và vị ngọt đặc trưng.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-bo-huong-vi-cua-tuoi-tho-20230417112816-e.jpg

Hiện nay, trên thị trường cũng có bán những loại bột bánh bò đã pha sẵn vô cùng tiện lợi. Bạn chỉ cần thêm đường và tạo màu, sau đó hấp lên là có thể thưởng thức ngay.

Ngoài ra, bạn có thể thêm ít nước cốt dừa, rắc thêm mè và đậu phộng (lạc) rang cùng với ít dừa bào để tăng thêm hương vị thơm ngon.

Bánh tẻ

Loại bánh này còn được gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa, vì có hình dáng giống cái răng bừa. Đây là một loại bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam. Để làm bánh, người ta sử dụng bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và luộc cho chín. Ở mỗi địa phương cách làm bánh tẻ sẽ được biến tấu đi đôi chút.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-te-la-mon-banh-truyen-thong-o-tinh-thanh-hoa-20230417112817-e.jpg

Với thành phần chính là bột gạo tẻ, bánh tẻ rất ngon và không gây ngán. Bánh có nhân thịt và mộc nhĩ đậm đà rất dễ ăn. Đây là món ăn vặt phổ biến ở các làng quê Việt Nam. Hiện nay được bán khá nhiều để làm món ăn sáng hoặc món bánh ăn lót dạ khi đói.

Bánh xu xê/ Bánh phu thê

Bánh phu thê là một trong các loại bánh cổ truyền Việt Nam tượng trưng cho sự hòa hợp giữa cô dâu và chú rể. Loại bánh này thường được phục vụ trong các lễ cưới hỏi.

Bánh thường được làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh và dừa. Và được gói bằng hai loại lá, lá chuối bên trong và lá dừa bên ngoài.

Bánh có màu xanh, nhìn thấy nhân bên trong. Khi nếm ăn, bánh có độ dẻo dai, đặc trưng của gạo nếp. Cùng với đó là vị ngọt bùi, béo ngậy của đậu xanh và nhân dừa.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-xu-xue-tuong-trung-cho-su-hoa-hop-giua-co-dau-va-chu-re-20230417112817-e.jpg

Bánh bèo - Đặc trưng của ẩm thực miền Trung

Bạn có biết, bánh bèo rất phổ biến ở miền Trung? Tuy nhiên, tên gọi và cách chế biến của bánh bèo khác nhau tùy theo từng địa phương. Chẳng hạn như bánh bèo Quãng Ngãi, Hội An, Huế (bánh bèo phố cổ) và bánh bèo Quảng Nam.

Bánh bèo Quảng Nam thường to và dày, được làm từ bột gạo và ăn kèm với những thành phần như thịt, tôm băm, hẹ, hành phi và ớt băm.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-beo-dac-san-cua-xu-hue-20230417112816-e.jpg

Trong khi đó, bánh bèo Huế sẽ mỏng hơn, có bột tôm sấy. Bánh bèo Huế ăn kèm với da heo chiên giòn và nước mắm.

Bánh cốm Hà Nội

Bánh cốm đậu xanh trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội và là món bánh không thể thiếu trong các buổi lễ hỏi cưới của người Việt Nam.

Màu xanh non của cốm hòa quyện cùng bột nếp dẻo dẻo và nhân đậu xanh bùi bùi. Khi ăn, bạn có thể nhấp thêm ngụm trà nữa để tăng thêm hương vị.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-com-ha-noi-20230417112817-e.jpg

Bánh xèo

Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ở châu Á. Bánh xèo được rán vàng và đúc thành hình tròn. Hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt.

Tùy theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh xèo có nét đặc trưng riêng. Thường có 2 kiểu bánh là bánh xèo giòn và bánh xèo dai.

Tại Huế, bánh xèo thường được gọi là bánh khoái. Thường được kèm với thịt nướng và nước chấm là nước lèo gồm tương, gan và lạc.

Tại miền Nam, bánh xèo có thêm trứng và được ăn kèm với nước mắm chua ngọt. Còn ở miền Bắc, nhân của bánh xèo ngoài các thành phần truyền thống như các nơi khác còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi.

Khác với bánh xèo ở những nơi khác, bánh xèo Phan Thiết chỉ nhỏ bằng cái lòng chén. Khi ăn không cuốn với rau cải xanh mà thả vào tô nước mắm chín (nước mắm đã được giã với tỏi và ớt).

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-xeo-top-20-banh-co-truyen-viet-20230417112817-e.jpg

Các loại rau ăn kèm với loại bánh này rất đa dạng. Như rau diếp, cải xanh, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non... Ở Cần Thơ có thêm lá chiết, ở Bạc Liêu có thêm lá cách. Vĩnh Long thì có thêm lá xoài non, ở Đồng Tháp thêm lá bằng lăng. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam. Ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua…

Bánh ít trần

Đây là một loại bánh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam. Bánh ít trần thường có hai loại nhân: tôm, thịt và đậu xanh. Sở dĩ gọi tên như vậy là bởi vì bánh không gói bằng lá.

Bạn sẽ cảm thấy no sau khi chỉ ăn khoảng 3 chiếc bánh. Bánh thường được ăn kèm với nước chấm làm từ nước mắm. Một số nơi còn ăn kèm với các loại rau củ như củ cải trắng, cà rốt ngâm để chống ngấy.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-it-tran-noi-tieng-cua-mien-trung-viet-nam-20230417112817-e.jpg

Bánh cuốn nóng

Bánh cuốn được làm từ một lớp bột gạo mỏng có nhân thịt và mộc nhĩ. Ăn kèm với nước chấm thanh nhẹ làm từ nước mắm và một ít rau tươi.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-cuon-20230417112816-e.jpg

Bánh lá gai

Bánh lá gai là đặc sản của vùng đất Bình Định. Bánh có lớp vỏ màu đen tuyền được làm bằng bột gạo nếp, nhân bên trong là đậu xanh, dừa. Và được gói cẩn thận bằng những lớp lá gai, tạo nên màu đen đặc trưng của loại bánh này.

Khi cắn miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ bánh dẻo mềm, nhân bùi bùi ngọt ngọt vô cùng hấp dẫn.

Media/1_STHCHOME/FolderFunc/202304/Images/banh-la-gai-20230417112816-e.jpg

Bánh trôi nước

Bánh trôi và bánh chay là hai loại bánh cổ truyền của miền Bắc Việt Nam, thường đi cùng với nhau. Đây là loại bánh đơn giản, dễ làm, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn Thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay".

Vỏ bánh trôi làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ, nhân thường dùng đường phèn. Bánh sẽ được đem luộc trong nước sôi, khi bánh chín sẽ tự nổi lên trên bề mặt. Miếng bánh trắng trẻo, trơn mềm có thể ăn kèm dừa nạo hoặc vừng.

Kết luận

Việt Nam có rất nhiều loại bánh truyền thống đặc sản của nhiều vùng miền, rất hấp dẫn và lạ miệng. Nếu bạn biết thêm món bánh đặc sản nào của quê mình, hãy chia sẻ ngay dưới bài viết này với Trường Saigontourist nhé! Tham gia ngay khóa học làm bánh Việt Ngay để có thêm nhiều bí kíp và công thức làm bánh Việt hơn nhé!

0/5 (0 votes)
Liên Hệ